Tử cung được xem là mái nhà đầu tiên của tất cả chúng ta. Chính vì vậy, tử cung là một trong những bộ phận rất quan trọng trong hệ thống sinh sản. Bất thường xảy ra tại tử cung khiến cho việc mang thai ở phụ nữ sẽ trở nên khó khăn. Và mức độ ảnh hưởng của từng bệnh lý sẽ có sự khác nhau. Bệnh nhân cần nắm được để có kế hoạch sinh sản phù hợp, có thai kỳ an toàn. Dưới đây là một số bệnh lý ở tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
⭕️Ngày 29/03/2024: Khối u tuyến yên có nguy cơ gây vô sinh không?
⭕️Ngày 29/03/2024: Lạc nội mạc tử cung có gây vô sinh không?
⭕️Ngày 27/03/2024: Có phải mắc quai bị là sẽ bị vô sinh?
⭕️Ngày 25/03/2024: Nam giới mắc hội chứng Klinefelter có cơ hội làm cha không?
⭕️Ngày 26/03/2024: Những thông tin về rối loạn xuất tinh
⭕️Ngày 27/03/2024: Ý nghĩa của các loại sinh thiết phôi hiện nay.
⭕️Ngày 22/03/2024: Viêm lộ tuyến có ảnh hưởng đến điều trị IVF không?
Cấu tạo của tử cung
Tử cung là gì?
Tử cung còn gọi là dạ con, là một cơ quan trong hệ thống cơ quan sinh sản ở nữ giới, có hình dạng như quả lê lộn ngược. Bình thường tử cung dài khoảng 6-8cm, độ dày khoảng 2-3cm, chiều rộng khoảng 4-5cm. Tử cung không chỉ là nơi trứng thụ tinh và làm tổ, nuôi dưỡng thai nhi trong suốt 40 tuần thai kỳ mà còn có nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe phụ nữ.
Cấu tạo của tử cung
Tử cung được cấu tạo gồm các bộ phận như sau:
Đáy tử cung
Là phần trên cùng của tử cung, có hình dạng cong và khá rộng. Đáy tử cung có sừng ở hai bên, và là nơi vòi trứng thông với tử cung.
Thân tử cung
Là phần chính của tử cung có cấu tạo gồm 3 lớp cơ là cơ dọc, cơ vòng và cơ đan chéo. Mỗi lớp cơ sẽ có vai trò khác nhau, trong đó, cơ đan chéo, có chức năng co bóp và cầm máu sau khi nhau thai bong ra trong quá trình sinh con.
Bên trong lòng tử cung có một lớp màng nhầy được gọi là nội mạc tử cung. Độ dày của lớp nội mạc này sẽ thay đổi theo biến đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Bình thường trứng sau khi thụ tinh sẽ bám vào lớp nội mạc này và dần phát triển thành phôi thai. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, lớp nội mạc sẽ bong ra và được đưa ra ngoài cơ thể dưới hình thức hành kinh.
Eo cổ tử cung
Là phần tiếp nối giữa tử cung và cổ tử cung nên khá hẹp.
Cổ tử cung
Là phần nằm thấp nhất của tử cung và kết nối với âm đạo. Trong lòng cổ tử cung có một lớp dịch nhầy mịn, giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển vào trong lòng tử cung để gặp trứng và thụ tinh.
Một số bệnh lý ở tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Bất thường tử cung bẩm sinh
Có nhiều loại tử cung bất thường bẩm sinh, trong đó thường gặp nhất là hai trường hợp sau:
Không có tử cung. Có những phụ nữ bẩm sinh đã không có tử cung mặc dầu các bộ phận khác như bộ phận sinh dục ngoài, buồng trứng vẫn có như người bình thường nhưng tử cung lại không có.
❌❌❌❌XEM THÊM: Ngày 19/03/2024: Dính buồng tử cung ảnh hưởng gì đến mang thai?
Tử cung dị dạng: 2 tử cung, tử cung hai sừng, một sừng, tử cung có vách ngăn…
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Đây là căn bệnh lành tính nhưng cũng là khởi nguồn của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Và nó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thời kỳ buồng trứng hoạt động mạnh hoặc do bẩm sinh.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường có nguyên nhân chủ yếu do viêm hoặc sang chấn như rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại các lớp mô bên trong cổ tử cung gây nên lộ tuyến. Khi bị viêm lộ tuyến, bạn sẽ thấy các biểu hiện rõ rệt nhất là xuất hiện khí hư, cảm giác đau vùng âm hộ và tăng lên khi đi lại.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô phát triển ngoài tử cung. Mô bên trong tử cung gọi là “Nội mạc tử cung”. Còn mô bên ngoài tử cung được gọi là “lạc nội mạc tử cung”. Lạc nội mạc tử cung thường xảy ra ở buồng trứng, ống dẫn trứng, ruột, hoặc vị trí trước, sau và bên mặt tử cung.
Biến chứng chính của lạc nội mạc tử cung là suy giảm khả năng sinh sản. Khoảng một phần ba đến một nửa số phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung gặp khó khăn khi mang thai.
Polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là khối u lành tính. Polyp phát triển từ mô đệm cổ tử cung và được che phủ bởi biểu mô. Polyp có chân hoặc không có chân, kích thước có thể thay đổi từ vài mm đến vài cm. Và thường gặp ở phụ nữ sinh đẻ nhiều lần. Người bệnh có polyp cổ tử cung thường không có triệu chứng nhưng cũng có thể ra khí hư nhiều, rong huyết, ra máu sau giao hợp. Polyp tử cung thường lành tính, nhưng khoảng 1% các ca có chuyển dạng ác tính.
Polyp buồng tử cung
Polyp buồng tử cung hay còn được gọi là polyp nội mạc tử cung là bệnh hình thành do sự phát triển quá mức của tuyến và mô đệm nội mạc tử cung. Sự phát triển quá mức của các tuyến hay mô đệm nội mạc sẽ dẫn đến hình thành các cấu trúc polyp sa xuống lòng tử cung.
Polyp nội mạc tử cung là những khối u lành tính nhưng theo thời gian, chúng có thể tăng kích thước và số lượng gây ra biến chứng cho sức khỏe như:
- Nguyên nhân dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Gây thiếu máu mạn tính
- Nguy cơ tiến triển thành ung thư.
Tất cả những vấn đề trên tại tử cung đều gây cản trở quá trình sinh sản ở phụ nữ. Dù đó là mang thai tự nhiên hay thai kỳ hỗ trợ sinh sản. Vì vậy, khi thấy mình mắc các vấn đề trên, bệnh nhân cần được thăm khám và tư vấn đầy đủ bởi bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 09/09 đến ngày 15/09!
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Người chắp cánh ước mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình!
Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!