Đau lưng sau chuyển phôi là một trong những vấn đề thường gặp trong IVF. Triệu chứng này ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày nên khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi. Đâu là nguyên nhân sau chuyển phôi bị đau lưng, cách khắc ra sao? Bài viết dưới đây sẽ có thông tin chi tiết về vấn đề này.
I. Nguyên nhân sau chuyển phôi bị đau lưng
Giai đoạn sau chuyển phôi cơ thể chị em sẽ xuất hiện rất nhiều dấu hiệu. Trong đó, phải kể đến triệu chứng như đau lưng.
Vậy đâu là tác nhân dẫn đến tình trạng đau lưng thắt sau chuyển phôi? Các bác sĩ của Viện Mô phôi cho hay triệu chứng này chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường sau chuyển phôi.
Việc chuyển phôi vào tử cung sẽ khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng phản ứng lại. Lúc này, tử cung của người phụ nữ sẽ co bóp để thích ứng với sự xuất hiện của phôi thai. Việc co bóp này sẽ kéo theo triệu chứng đó là đau lưng.
Để cải thiện tình trạng tử cung co bóp sau khi chuyển phôi. Thường bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em sử dụng một số loại thuốc. Song triệu chứng này không thể khắc phục triệt để nên nhiều chị em sẽ bị đau lưng.
II. Sau chuyển phôi bị đau lưng có nguy hiểm không?
Mọi dấu hiệu sau chuyển phôi đều khiến chị em lo lắng ảnh hưởng đến việc thụ thai. Nên sau chuyển phôi bị đau lưng có nguy hiểm không là mối quan tâm của nhiều người.
Như vừa chia sẻ, đau lưng sau chuyển phôi trữ chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Triệu chứng này sẽ xuất hiện khi chuyển phôi được 3 – 5 ngày. Sau đó, tình trạng đau lưng vẫn sẽ kéo dài trong quá trình phôi thai làm tổ.
Các bác sĩ khuyến cáo chị em không nên quá lo lắng nếu bị đau lưng sau chuyển phôi. Bởi triệu chứng này sẽ giảm dần khi thai bắt đầu phát triển ổn định. Khi triệu chứng đau lưng chấm dứt, chị em sẽ thấy cơ thể bắt đầu có các dấu hiệu nghén.
Song, chị em cũng cần phải theo dõi dấu hiệu đau lưng trong suốt thời gian dài. Nếu đau lưng kèm các dấu hiệu bất thường như chảy máu cục thì cần báo ngay với bác sĩ.
III. Cách giảm đau lưng sau chuyển phôi hiệu quả
Mặc dù tình trạng đau lưng sau khi chuyển phôi không đe dọa đến sức khỏe của người mẹ và sẽ tự thuyên giảm sau một thời gian. Tuy nhiên, triệu chứng này vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày.
Để cải thiện triệu chứng đau lưng sau chuyển phôi, chị em có thể áp dụng một số mẹo dưới đây.
1. Massage vùng lưng
Mẹo đầu tiên chúng tôi muốn nói đến đó là massage vùng lưng. Tuy nhiên, khi thực hiện chị em cần phải thao tác thật nhẹ nhàng. Nếu thao tác quá mạnh sẽ gây phản tác dụng. Nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến việc làm tổ của phôi.
📌📌📌📌 Bạn nên biết: Sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì có phải đã thất bại?
2. Tránh bê vác nặng nề
Sau khi chuyển phôi, chị em cần phải hạn chế mang vác các vật nặng. Điều này vừa giúp tránh gây hỏng phôi vừa giúp hạn chế tác động đến vùng lưng.
Người mẹ thời điểm này cần phải kiêng các hoạt động nặng như mang vác. Đồng thời, nên vận động nhẹ nhàng, không nên ngồi một chỗ để tránh ảnh hưởng đến việc lưu thông máu.
3. Tư thế ngủ và nệm ngủ
Một tư thế ngủ phù hợp cũng sẽ góp phần giúp chị em giảm đau lưng sau khi chuyển phôi. Về tư thế, mẹ bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng sang bên trái. Lưu ý, đầu và lưng phải ở tư thế thẳng hàng.
Khi nằm, mẹ bầu cũng nên kê chiếc gối mỏng ở dưới lưng để giảm đau. Đồng thời, kê một chiếc gối khác ở giữ 2 chân khi nằm. Tư thế này vừa giúp giảm đau lưng vừa giúp phôi làm tổ dễ dàng.
Về chất liệu nệm, các bạn có thể chọn nệm bông ép, nệm cao su, nệm lò xo túi độc lập. Những nệm này có độ đàn hồi tốt, độ cứng phù hợp để nâng đỡ phần lưng.
4. Luyện tập các bài tập
Có một số bài tập giúp mẹ bầu giảm đau lưng trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, chị em chỉ áp dụng khi phôi thai đã làm tổ vào tử cung. Không nên áp dụng quá sớm để tránh thai bị tuột ra ngoài.
Một số bài tập chị em có thể tìm hiểu gồm:
- Bài tập đứng thẳng lưng.
- Bài tập duỗi thẳng vùng lưng dưới.
- Bài tập cầu vồng.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể làm quen với một số bài tập yoga tốt cho sản phụ. Các bài tập này nhẹ nhàng phù hợp với những chị em làm IVF.
🌠🌠🌠 ĐỌC THÊM: Tiêm proluton sau chuyển phôi có tác dụng gì?
5. Chườm nóng
Nếu tình trạng đau lưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Chị em hãy sử dụng túi chườm nóng để khắc phục. Túi chườm nóng sẽ làm dịu các cơn đau bằng cách giúp máu lưu thông tốt hơn. Phương pháp này có hiệu quả tức thì dễ dàng sử dụng.
Để giảm đau lưng bằng túi chườm, chị em có thể dùng túi chườm hoặc các vật dụng khác tương tự như chai nước, khăn đều được. Sau đó, chườm lên vị trí đau khoảng 5 – 10 phút sẽ thấy dễ chịu. Ngoài ra, chị em cũng nên tắm với nước ấm để giúp cơ thể thư giãn, hạn chế đau lưng.
6. Chế độ ăn phù hợp
Chế độ dinh dưỡng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển phôi cũng như giảm đau mỏi lưng sau chuyển phôi.
Để hạn chế đau lưng sau 5 ngày chuyển phôi, chị em hãy bổ sung những thực phẩm có ích cho xương khớp. Điển hình như ức gà, các loại rau, các loại hạt…
Ngoài ra, chị em cũng cần giảm lượng tinh bột, đường trong quá trình chế biến thức ăn. Nên hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ uống có hại.
Sau chuyển phôi, thường bác sĩ cũng sẽ kê một số thuốc hỗ trợ xương khớp cho mẹ bầu. Mẹ bầu cũng nên sử dụng thường xuyên để hạn chế đau lưng.
IV. Đau lưng mức độ nào thì cần gặp bác sĩ
Không phải đau lưng nhiều sau chuyển phôi lúc nào cũng do sinh lý. Nhiều trường hợp còn do các bệnh lý gây nên, do đó chị em cần phải thận trọng.
Nếu tình trạng đau lưng diễn ra ở mức độ nặng, không có dấu hiệu thuyên giảm theo thời gian. Chị em đã áp dụng các cách giảm đau lưng trên không hiệu quả. Đồng thời, cơ thể xuất hiện các triệu chứng như chân tay bị tê bì, đau bụng, đau đầu, ra máu cục… cần phải thăm khám ngay. Bởi lúc này chị em có thể đang mắc bệnh lý về xương khớp hay thai nhi bất thường gây ra.
Việc thăm khám sớm sẽ giúp chị em xác định được nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do bệnh lý cần phải điều trị sớm để tránh gây biến chứng đến sức khỏe của người mẹ, tình trạng thai nhi.
Trên đây là thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục đau lưng sau chuyển phôi. Hy vọng bài viết đã giúp chị em bỏ túi một số mẹo giúp giảm đau hiệu quả. Trong trường hợp đau lưng nghiêm trọng không giảm hãy nhanh chóng thăm khám để được xử lý kịp thời.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11