Bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng do đâu? Đau bụng sau IUI có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ mọi biểu hiện bất thường sau giai đoạn này đều khiến chị em lo lắng ảnh hưởng đến việc thụ thai. Vậy thực hư vấn đề bơm tinh trùng xong đau bụng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!
I. Bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng báo hiệu điều gì?
Thông thường, sau khi làm IUI chị em sẽ được bác sĩ căn dặn quan sát những triệu chứng của cơ thể. Nếu có dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý. Tuy vậy, nhiều chị em làm IUI xong bị đau bụng dưới lo lắng không biết là nguyên nhân nhân gì.
Lý giải về vấn đề này, PGS Trịnh Thế Sơn – Viện Mô phôi giải thích như sau: Bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng là tác dụng phụ sau khi dùng thuốc kích trứng.
Trước khi bơm tinh trùng vào cơ thể nữ giới, chị em sẽ được tiêm thuốc kích trứng. Mục đích để kích thích các nang trứng phát triển, trứng đảm bảo chất lượng cũng như rụng trứng theo đúng chu kỳ. Nhờ đó, khi bơm tinh trùng vào trong thì khả năng đậu thai sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, việc tiêm thuốc kích trứng sẽ làm tăng estradiol. Khi nồng độ hormone này tăng cao thì sẽ gây ra triệu chứng đau bụng dưới. Trong trường hợp này chị em không cần phải lo lắng vì sau một thời gian triệu chứng sẽ tự biến mất.
Một lý do khác khiến nữ giới bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng đó là do tác động của dụng cụ bơm tinh trùng với cơ quan sinh dục của nữ. Sự tác động này sẽ khiến đau bụng dưới sau khi IUI. Trường hợp này cũng vô hại nên chị em không cần lo lắng.
II. Sau khi IUI bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Thực tế, chị em bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng đều có tâm lý lo lắng, sợ hãi. Bởi mọi bất thường vào lúc này có thể cảnh báo việc thụ thai thất bại.
Vậy sau khi IUI bị đau bụng dưới có nguy hiểm không? Bác sĩ Sơn khuyến cáo chị em không nên lo lắng vì đây là triệu chứng bình thường không gây nguy hiểm.
Như đã giải thích ở trên, bơm tinh trùng xong đau bụng chỉ là do tác dụng phụ của việc tiêm thuốc kích trứng hoặc quá trình bơm gây đau. Thông thường, dấu hiệu này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, không gây nguy hiểm hay khó chịu cho chị em.
Tuy nhiên, nếu bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng kèm dấu hiệu buồn nôn hay khó khăn về hô hấp… Lúc này chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.
❤️️❤️️❤️️ BẠN NÊN BIẾT: Thụ tinh nhân tạo có thể sinh đôi không?
III. Một số biểu hiện khác có thể gặp sau bơm tinh trùng
Sau khi bơm tinh trùng, ngoài triệu chứng chướng bụng sau IUI chị em còn gặp nhiều dấu hiệu khác. Cùng điểm qua một số triệu chứng sau khi làm IUI sau đây để biết được nguyên nhân và cách khắc phục.
1. Xuất huyết
Xuất huyết cũng là triệu chứng thường gặp ở nhiều chị em sau khi bơm tinh trùng. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do thao tác đặt ống thông ở vùng kín của chị em khi làm IUI. Điều này có thể khiến chị em bị đau và xuất huyết.
Tuy nhiên, triệu chứng xuất huyết vào lúc này không hề nguy hiểm. Quá trình thụ thai vẫn diễn ra bình thường mà không bị ảnh hưởng.
2. Đau tức ngực
Nếu bạn thấy đau tức ngực thì xin chúc mừng bạn đã có tin vui. Khi quá trình mang thai thành công, lượng máu chảy đến ngực sẽ nhiều hơn. Điều này khiến cho ngực sưng và đau tức.
3. Chướng bụng
Chướng bụng hay bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng là do tác dụng phụ sau khi tiêm thuốc kích trứng. Việc quá kích buồng trứng không hề nguy hiểm đến sức khỏe và phôi thai. Sau một thời gian triệu chứng này sẽ tự biến mất mà không cần phải có sự can thiệp của bác sĩ.
4. Trễ kinh
Sau khi làm IUI bị chậm kinh, chứng tỏ bạn đã mang thai. Lúc này, các bạn có thể dùng que thử thai để kiểm tra hoặc chờ đến ngày thứ 14 đến cơ sở y tế để được xét nghiệm.
5. Buồn nôn, mệt mỏi
Buồn nôn, mệt mỏi là những triệu chứng điển hình của việc mang thai. Lý do gây mệt mỏi vì việc mang thai sẽ cần nhiều năng lượng hơn. Nên chị em sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải.
Còn triệu chứng buồn nôn là do chị em bị nhạy cảm với mùi thức ăn, mùi hương nào đó. Sự gia tăng của một số hormone thời điểm này khiến cho chị em rơi vào tình trạng buồn nôn và nôn. Sang tam cá nguyệt thứ 2 thì triệu chứng buồn nôn cũng sẽ thuyên giảm.
IV. Biện pháp khắc phục đau bụng dưới sau khi IUI
Bơm tinh trùng xong đau bụng mặc dù không gây nguy hiểm cho chị em. Nhưng phần cũng sẽ khiến tâm lý lo lắng, ảnh hưởng đến hiệu quả thụ thai. Ngoài ra, với những chị em đã đậu thai tình trạng đau bụng thường sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn.
Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ Sơn có một vài lời khuyên cho các chị em như sau:
- Nên uống nhiều nước trong thời gian này, mỗi ngày nên uống trên 2 lít nước.
- Trong chế độ ăn uống, hãy ưu tiên những món ăn giàu chất xơ và thực phẩm nhiều đạm.
- Sau khi làm IUI, chị em cần phải nghỉ ngơi hợp lý để quá trình thụ thai được diễn ra thuận lợi. Việc nghỉ ngơi lúc này cũng sẽ giúp chị em hạn chế bị đau bụng dưới do quá kích buồng trứng.
- Chị em cũng nên vận động, tập luyện nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe. Hãy tham khảo bác sĩ về chế độ luyện tập để không ảnh hưởng đến việc thụ thai.
Ngoài ra, bác sĩ Sơn cũng khuyến cáo chị em cần phải đi kiểm tra sớm nếu đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng bất thường. Thăm khám sớm sẽ giúp bác sĩ kịp thời xử lý, giúp việc thụ thai vẫn tiếp tục diễn ra như kế hoạch.
Trên đây là thông tin về bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng. Như vậy, qua bài viết bạn đọc cũng đã nắm rõ được nguyên nhân cũng như cách khắc phục. Chị em đừng quá lo lắng nếu gặp triệu chứng này. Hãy tiếp tục nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ để sớm chào đón con yêu nhé.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11