Măng chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin, chất xơ. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ăn măng khi mang mẹ bầu dễ bị ngộ độc, sảy thai. Vậy bà bầu ăn măng được không? Bài viết sau đây sẽ có câu trả lời chính xác đến từ các chuyên gia.
I. Bà bầu có ăn măng được không?
Măng là một trong những món ăn có mặt trong nhiều bữa cơm gia đình Việt. Các món ăn từ măng dễ ăn, giòn, thơm, đưa cơm. Hơn nữa, hàm lượng dinh dưỡng trong măng cũng rất phong phú.
Vậy bầu ăn măng được không? Theo các chuyên gia của Viện Mô Phôi, mẹ bầu vẫn có thể ăn măng bình thường. Tuy nhiên, cần phải ăn với lượng phải, 1 tháng chỉ nên ăn 1 – 2 lần. Ngoài ra, tùy vào từng giai đoạn mà mẹ bầu cũng cần lưu ý đến bà bầu có được ăn măng không.
1. 3 tháng đầu
Mặc dù chưa có thông tin chính xác về việc cấm mẹ bầu không được ăn măng trong tam cá nguyệt đầu tiên. Song dựa vào đặc điểm của cơ thể của mẹ bầu trong giai đoạn này, khoảng thời gian thích nghi với sự có mặt của thai nhi. Cơ thể có nhiều thay đổi so với trước.
Do đó, nếu mẹ bầu ăn măng ở 3 tháng đầu rất dễ gặp tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra, hàm lượng Glucozit có thể khiến quá trình hấp thụ sắt giảm. Việc thiếu hụt sắt khi mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại nên mẹ bầu phải thận trọng.
2. 3 tháng giữa và cuối
Thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối lúc này đã phát triển, liên kết mật thiết với cơ thể người mẹ. Cơ thể mẹ bầu lúc này cũng đã ổn định hơn. Nên có thể ăn măng trong thời điểm này. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý ăn vừa phải và chế biến măng đúng cách.
II. Lợi ích và tác hại khi bà bầu ăn măng
Bầu ăn măng được không? Câu trả lời là có. Nếu mẹ bầu ăn măng đúng cách, ăn vừa phải sẽ đem lại những tác dụng cho sức khỏe. Ngược lại, nếu lạm dụng quá mức, chế biến sai cách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại.
Dưới đây là một số lợi ích và tác hại của việc ăn măng khi mang bầu.
1. Lợi ích khi bà bầu ăn măng
Trong măng chứa hàm lượng dinh dưỡng khá phong phú, tốt cho mẹ bầu. Nếu ăn vừa phải, chế biến đúng cách, măng mang đến nhiều lợi ích như:
- Tăng sức đề kháng: Món ăn này có đặc điểm kháng virus và các tác nhân xấu gây bệnh. Mẹ bầu ăn măng sẽ giúp sức đề kháng được tăng cường, hạn chế cảm cúm khi có thai.
- Tốt cho tim mạch: Chất xơ có trong măng có tác dụng giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch hiệu quả.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Măng cũng là nguồn bổ sung chất xơ cho mẹ bầu. Nhờ đó, mẹ bầu tránh được tình trạng táo bón trong thai kỳ, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
- Phòng ngừa ung thư: Chất oxy hóa có trong măng chính là chìa khóa ngăn sự phát triển của gốc tự do. Giúp mẹ bầu phòng tránh các bệnh ung thư hiệu quả.
- Kiểm soát cân nặng: Lượng calo trong măng rất thấp, hơn nữa chứa nhiều chất xơ. Nên ăn măng sẽ giúp mẹ bầu có cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân.
⭐⭐⭐ ĐỌC NGAY: Bà bầu ăn mì tôm được không? – Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
2. Tác hại có thể gặp phải
Măng tốt cho thai kỳ là vậy, song chỉ cần chế biến sai cách, ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng. Những tác hại mẹ bầu có thể phải đổi mặt bao gồm:
- Ngộ độc thai kỳ: Glucozit có trong măng nếu nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ gây ngộ độc cho mẹ bầu. Các triệu chứng mẹ bầu phải cảnh giác như buồn nôn, huyết áp giảm, giảm hô hấp…
- Đầy bụng: Biến chứng này thường gặp ở những chị em ăn măng giai đoạn 3 tháng bầu. Chị em không chỉ bị đầy bụng khó chịu mà còn khiến các triệu chứng ốm nghén nghiêm trọng hơn.
- Gây thiếu máu: Một số chất có trong măng làm giảm hấp thụ sắt, khiến mẹ bầu dễ bị thiếu sắt, thiếu máu. Trong khi đó, sắt rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong 9 tháng thai nghén.
III. Cách chọn lựa và chế biến măng an toàn cho bà bầu
Để giúp mẹ bầu tránh được những ảnh hưởng khi sử dụng măng. Chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn măng cũng như cách chế biến an toàn.
- Cách chọn măng:
Để chọn măng ngon, mẹ bầu nên chọn măng còn tươi. Quan sát bên ngoài vỏ không có lởm chởm các vết hay dấu hiệu bất thường nào khác.
Còn với măng đã được sơ chế sẵn, ưu chọn loại có màu trắng ngà. Còn măng chuyển sang màu trắng tinh hoặc vàng ươm thường đã tẩm hóa chất. Với măng đã chế biến sẵn, bác sĩ khuyến cáo chị em nên hạn chế ăn để tránh những tác hại cho cơ thể.
- Cách sơ chế:
+ Măng tươi: Măng mua về mẹ bầu bỏ lớp vỏ bên ngoài. Sau đó, cắt măng với kích thước vừa phải rồi ngâm với nước để qua đêm. Hôm sau, vớt măng ra rồi đem đi luộc chín, khi luộc lưu ý nên mở nắp nồi. Tiếp đến, đổ măng ra, ngâm với nước và rửa sạch rồi chế biến.
+ Măng khô: Cách sơ chế cũng tương tự như măng tương. Chị em cần phải ngâm măng khoảng 6 tiếng. Tiếp đó, rửa măng, luộc chín, rửa sạch đến khi nước không còn đục thì có thể mang đi chế biến.
IV. Gợi ý một số món ngon để bà bầu tẩm bổ
Măng có thể chế biến rất nhiều món ăn bổ dưỡng, tránh sự nhàm chán cho mẹ bầu. Với nguyên liệu này, mẹ bầu có thể tham khảo một số món ăn bổ dưỡng sau đây:
- Món măng xào ếch.
- Măng xào thịt bò.
- Chân giò hầm măng tươi.
- Măng xào mực.
- Bún măng thịt ngan.
- Canh xương nấu măng…
Trên đây là thông tin giải đáp bà bầu ăn măng được không. Mẹ bầu có thể bổ sung măng trong thực đơn của mình. Tuy nhiên, chỉ ăn sau 3 tháng đầu, mỗi tháng ăn 1 – 2 lần. Ngoài ra, cần chế biến kỹ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11