Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của ca điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Khoảng thời gian hai tuần sau chuyển phôi đối với các chị em thật dài. Chắc hẳn các chị em sẽ có những băn khoăn rằng mình nên ăn gì và kiêng gì? Sinh hoạt như thế nào để thuận lợi cho quá trình làm tổ của phôi. Bài viết dưới đây sẽ giúp các chị em hiểu rõ hơn về chế độ ăn uống và sinh hoạt sau chuyển phôi khoa học và hiệu quả.
1. Ăn gì?
- Ăn đa dạng các nhóm, không nên ăn quá nhiều nhóm nào, cái gì nhiều quá đều không tốt, câu này không sai đâu.
- Không cần ăn lượng gấp đôi vì nghĩ thai cần nhiều dinh dưỡng. Cứ ăn 70% dạ dày đừng ăn quá no.
- Kiêng: đủ đủ xanh, chuối xanh, rau ngót, dứa…là những thứ tăng co thắt tử cung, không có lợi cho phôi làm tổ. Kiêng đồ chua, cay, dầu mỡ…là những thứ dễ gây kích ứng dạ dày.

2. Uống gì?
- Tích cực uống nước thật ấm, bên cạnh ăn đồ nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn, đặc biệt là máu đến tử cung. Vì dùng nội tiết lúc chuẩn bị niêm mạc và sau chuyển phôi khiến máu bị cô đặc hơn. Nhiều bạn bị nặng còn hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu,… Các bạn hoàn toàn có thể dùng cách này để khắc phục nhé!
- Uống 1,5-2l nước mỗi ngày để máu lưu thông dễ hơn, tránh cô đặc máu.

- – Ngoài ra, rất nên uống các loại nước ép trái cây để bổ sung enzym tươi cho cơ thể. Nhiều bạn ăn đạm mà bỏ quên trái cây tươi, cơ thể rất thiếu emzym. Tỉ lệ trái cây có thể lên tới 50% khẩu phần ăn. Loại nào cũng được, không ăn quá nhiều trái cây nhiều đường, ăn ít không sao hết.
3. Vận động như thế nào?
- Bạn hoàn toàn có thể đi lại và làm việc bình thường, nếu là công việc nhẹ nhàng, không mang vác nặng, đi lại quá nhiều… Điều này vừa giúp máu lưu thông tốt hơn, vừa giảm bớt lo lắng, căng thẳng cho các mẹ, giúp dễ có thai hơn.
- Kiêng: Nằm yên một chỗ. Vừa khiến máu lưu thông kém, vừa khiến nhu động ruột kém dẫn đến táo bón. Đều là những điều không tốt cho thai kì! Còn khi nằm ngủ, việc nằm nghiêng, ngửa, chân duỗi, co… đều không ảnh ảnh hưởng tới phôi- thai nhé!
👉👉👉👉👉👉Tham Khảo: Hai Tuần Sau Chuyển Phôi Nên Làm Gì?

4. Vệ sinh ra sao?
Nhiều bạn nói em kiêng tắm- rửa vì sợ trôi mất phôi???
Các bạn làm thế thì dù có đậu thai cũng sẽ nhiễm khuẩn, gây nguy cơ sảy, lưu thai! Các bạn hoàn toàn tắm- rửa bình thường nhé! Vì phôi ở trong tử cung rồi, chắc chắn việc tắm – rửa không thể làm trôi phôi được. Chưa kể nếu các bạn vệ sinh đúng cách thì chỉ rửa bên ngoài (âm hộ), không được thụt nước vào âm đạo, còn xa mới đến cổ tử cung!
5. Những biểu hiện hay gặp?
Những biểu hiện hay gặp!




Đây là chế độ ăn uống và sinh hoạt sau chuyển phôi.!
VIỆN MÔ PHÔI LÂM SÀNG QUÂN ĐỘI – HỌC VIỆN QUÂN Y
Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ
Lịch làm việc:
Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: Từ 7h30-16h30
Thứ Bảy, Chủ Nhật: Từ 7h30-11h
📞 Liên hệ ngay với chúng tôi – Hotline: 0246.329.6588
🏥 Địa chỉ: 222, đường Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông Hà Nội.
🌍 Website: dieutrivosinh.net
💌💌 Email: vienMPLSQD@vmmu.edu.vn
Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ
Lịch làm việc:
Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: Từ 7h30-16h30
Thứ Bảy, Chủ Nhật: Từ 7h30-11h
📞 Liên hệ ngay với chúng tôi – Hotline: 0246.329.6588
🏥 Địa chỉ: 222, đường Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông Hà Nội.
🌍 Website: dieutrivosinh.net
💌💌 Email: vienMPLSQD@vmmu.edu.vn
Bài viết liên quan
Những lưu ý khi hoàn thiện hồ sơ điều trị IVF tại Viện
Thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay được xem là kỹ thuật hiện đại trong ...
Th4
Vô sinh thứ phát do khuyết sẹo mổ lấy thai
Hiện nay, tỷ lệ các ca sinh mổ tại Việt Nam đang ngày càng gia ...
Th3
Vô sinh nam thứ phát
Những năm gần đây, tỷ lệ vô sinh thứ phát ngày càng tăng. Nguyên nhân ...
Th3
Một số “thủ phạm” gây viêm tắc vòi trứng ở nữ giới
Vòi trứng hay ống dẫn trứng là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng ...
Th3
Quy trình thăm khám hiếm muộn tại Viện Mô phôi
Sau 24 năm đồng hành cùng các gia đình, Viện Mô phôi đã có hàng ...
Th3
Lạc nội mạc tử cung buồng trứng nguy hiểm như thế nào?
Niêm mạc tử cung là một lớp lót mềm xốp bên trong bề mặt tử ...
Th3