Trước đây khi kỹ thuật nuôi phôi chưa phát triển, bệnh nhân sẽ được chuyển phôi ngày 2, ngày 3. Hay còn gọi là phôi ở giai đoạn phân chia, có 6-8 tế bào. Trong những năm trở lại đây, kỹ thuật nuôi phôi dài ngày càng phát triển tại các Trung tâm HTSS. Tại Viện Mô phôi, chúng tôi luôn ưu tiên nuôi phôi dài ngày trong điều trị hiếm muộn. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nên nuôi phôi dài ngày. Những khó khăn có thể gặp phải khi nuôi phôi dài ngày là gì?
✅Ngày 01/08/2023: Cường giáp có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản ở nữ giới?
✅Ngày 01/08/2023: Có nên chuyển nhiều phôi?
✅Ngày 31/07/2023: Trữ đông phôi có ảnh hưởng chất lượng phôi không?
✅Ngày 28/07/2023: Quy trình tiêm kích trứng trong IVF
✅Ngày 17/01/2023: Tinh hoàn lạc chỗ và những biến chứng
✅Ngày 21/07/2023: Xuất tinh sớm nên kiêng ăn gì?
Lợi ích của nuôi phôi dài ngày
Khi tinh trùng của người chồng kết hợp với noãn của người vợ sẽ tạo thành hợp tử. Hợp tử được nuôi cấy trong môi trường thích hợp sẽ phát triển thành phôi.
Người ta thường gọi tên phôi dựa trên số ngày được nuôi cấy. Ví dụ: phôi được nuôi đến ngày thứ 3 sau ngày thụ tinh được gọi là phôi ngày 3, nuôi cấy đến ngày thứ 5 sau ngày thụ tinh thì gọi là phôi ngày 5.
Nuôi cấy phôi là gì?
Nuôi cấy phôi là quá trình nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh với tinh trùng. Việc nuôi cấy diễn ra trong phòng thí nghiệm với môi trường nhân tạo được điều chỉnh phù hợp với các giai đoạn phát triển của phôi thai.
Từ năm 1998, nuôi cấy phôi nang được áp dụng sau thành công của Garder. Nghiên cứu thành công đã giúp kéo dài thời gian nuôi cấy phôi từ 2 – 3 ngày lên 5 – 6 ngày, giúp tế bào phôi thai phân chia được nhiều hơn từ 2 – 8 tế bào lên 60 – 200 tế bào. Điều này đã mở ra một bước ngoặt lớn trong chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản.
Lợi ích của nuôi phôi dài ngày
- Tỷ lệ thành công cao hơn. Phôi nang có tiềm năng làm tổ cao hơn nhiều so với phôi giai đoạn phân chia. Tỷ lệ có thai ở nhóm chuyển phôi nang khoảng 60-70%, còn đối với nhóm chuyển phôi ngày 3 là khoảng 30-40%.
- Giảm nguy cơ đa thai: khi chuyển phôi ngày 5 có tiềm năng làm tổ cao thì số lượng phôi cần chuyển sẽ giảm đi. Từ đó, hạn chế nguy cơ đa thai và giảm các biến chứng thai kỳ do đa thai gây ra.
- An toàn hơn khi xét nghiệm di truyền: Tại Viện Mô phôi, chúng tôi chỉ tiến hành sinh thiết phôi trên phôi nang (ngày 5,6).
- An toàn hơn khi đông lạnh và rã phôi: tỷ lệ sống sau rã đông của phôi nang đạt gần 100%.
Những khó khăn có thể gặp phải khi nuôi phôi dài ngày
Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi phôi
Tuổi người mẹ
Tuổi tác của người mẹ là yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng trứng và phôi. Tuổi mẹ càng cao, tỉ lệ phôi ngày 5 càng thấp.
Số lượng và chất lượng phôi ngày 3
Một kết quả khá rõ ràng là nếu như bệnh nhân có nhiều phôi hữu dụng ngày 3 thì khả năng số lượng phôi lên được ngày 5 sẽ nhiều. Nếu như bệnh nhân có ít phôi ngày 3, có thể cân nhắc đến trường hợp chuyển phôi ngày 3.
Tiền sử nuôi phôi hoặc chuyển phôi ở những chu kỳ IVF trước (nếu có)
Nếu như bệnh nhân đã làm IVF trước đây, có thực hiện nuôi phôi ngày 5 nhưng thất bại thì ở chu kỳ này có thể cân nhắc đến việc chuyển phôi ngày 3. Hoặc ngược lại, nếu như bệnh nhân thất bai nhiều lần với việc chuyển phôi ngày 3, thì trong chu kỳ sắp tới, có thể xem xét đến việc nuôi và chuyển phôi ngày 5.
Kinh nghiệm của chuyên viên phôi học
Phôi là một vật thể vô cùng nhạy cảm, vì thế phôi phải được cung cấp hệ thống môi trường tốt và ổn định, bao gồm: phòng sạch đạt chuẩn, môi trường nuôi cấy, nhiệt độ, độ ẩm, khí nuôi cấy… Chuyên viên phôi học phải có kinh nghiệm để phán đoán được những chiều hướng bất lơi cho phôi.
Những khó khăn có thể gặp phải khi nuôi phôi dài ngày
Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, nhiều gia đình có thắc mắc: “Tôi có nên nuôi phôi lên ngày 5 không khi không sàng lọc?”. Đây là câu hỏi cần nhiều yếu tố để trả lời chính xác.
Khoảng hơn 50% phôi ngày 3 có thể phát triển được lên ngày 5. Tỷ lệ này sẽ giảm ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc tiên lượng không tốt. Nuôi phôi dài ngày là một quá trình chọn lọc, có thể xem như quá trình loại bỏ những phôi yếu kém, các phôi còn lại chính là những “chiến binh dũng cảm” đã trải qua quá trình chọn lọc.
Những khó khăn:
- Có những trường hợp có chỉ định sinh thiết phôi nhưng phôi ngày 3 kém không thể nuôi ngày 5
- Khả năng nuôi cấy phôi đến giai đoạn phôi nang khó khăn hơn nhiều so với nuôi cấy phôi giai đoạn phân chia
- Mặc dù là một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân phôi ngày 3 không phát triển được lên phôi ngày 5 nên không có phôi chuyển.
Tuy nhiên nuôi phôi dài ngày vẫn đang là xu hướng tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản. Chính vì vậy, các gia đình điều trị IVF cần có sự tư vấn đầy đủ từ các bác sĩ của mình để yên tâm hơn.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11