Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thai sinh hoá?

dấu hiệu thai sinh hóa sau chuyển phôi

Sinh ra những đứa trẻ khoẻ mạnh là mong ước của mỗi người làm cha mẹ. Và với những cặp vợ chồng hiếm muộn, điều trị thành công sinh em bé là một hành trình dài. Tuy nhiên không phải trường hợp thai kỳ nào cũng may mắn, thuận buồm xuôi gió. Có những trường hợp sau chuyển phôi đã có beta hCG, nhưng gặp tình trạng thai sinh hoá. Đây là kết cục không mong muốn của bác sĩ điều trị lẫn bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thai sinh hoá? Liệu sau tình trạng thai sinh hoá, có ảnh hưởng gì đến các lần mang thai tiếp theo?

❇️Ngày 08/05/2024: AMH thấp cần bổ sung gì?

❇️Ngày 07/05/2024: Thứ tự ưu tiên trong chuyển phôi là gì?

❇️Ngày 20/11/2023: Azoospermia là gì?

❇️Ngày 17/11/2023: Chi phí IVF cho trường hợp đơn thân là bao nhiêu?

❇️Ngày 15/11/2023: Hồ sơ IVF cần những xét nghiệm gì?

❇️Ngày 16/11/2023: Vô sinh do khuyết sẹo mổ lấy thai

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thai sinh hoá?

Thai sinh hoá là gì?

Thai sinh hóa là hiện tượng mất thai rất sớm. Nó xảy ra trước tuần thứ năm của thai kỳ, thường là khoảng một tuần sau khi đến kỳ kinh nguyệt.

Thai sinh hóa rất phổ biến và thường xảy ra trước khi người phụ nữ nhận ra rằng mình đang mang thai. Nhưng một số phụ nữ theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu mang thai có thể thắc mắc liệu trễ kinh có thực sự là sảy thai hay không. Đặc biệt là các thai kỳ hỗ trợ sinh sản.

Khi thai sinh hóa diễn ra, có một quả trứng được thụ tinh, nhưng nó chưa được làm tổ hoàn toàn. Tuy nhiên, nó “dính” vừa đủ để cơ thể bạn sản xuất hormone thai kỳ hCG. Đó là lý do tại sao bạn có thể có kết quả thử thai dương tính từ rất sớm. Tuy nhiên, khi quá trình làm tổ không thành công và phôi ngừng phát triển, nồng độ hCG sẽ giảm xuống. Vì vậy, nếu bạn thử thai một hoặc hai tuần sau đó, bạn sẽ nhận được kết quả âm tính.

Dấu hiệu thai sinh hoá là gì?

Thường không có dấu hiệu thai sinh hóa, nhưng bạn có thể nghi ngờ dựa trên cơ sở:
  • Chậm kinh, thường trông giống như kinh nguyệt bình thường ngoại trừ vấn đề thời gian.
  • Que thử thai dương tính mờ nhạt khi thử thai sớm
  • Chuột rút giống như kinh nguyệt, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng xảy ra
  • Còn quá sớm để có các triệu chứng mang thai như mệt mỏi hoặc buồn nôn…

Nguyên nhân nào dẫn tới tình trang thai sinh hoá?

Nguyên nhân phổ biến nhất của thai sinh hóa là một vấn đề với thai kỳ, chẳng hạn như bất thường về nhiễm sắc thể. Những bất thường này (xảy ra khi các tế bào không phân chia đúng cách) thường xảy ra ngẫu nhiên và chúng không có nghĩa là bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai trong tương lai. Các nguyên nhân có thể khác bao gồm:
  • Nồng độ hormone bất thường
  • Làm tổ bên ngoài tử cung (thai ngoài tử cung)
  • Buồng tử cung bất thường
  • Phôi bất thường, tự thoái hóa và tự hủy
  • Sảy thai do nhiễm một số bệnh có thể lây truyền từ cơ thể mẹ sang thai nhi, dẫn đến sảy thai như bệnh HIV, viêm gan B, C, giang mai, chlamydia, Rubella, Toxoplasma, CMV…

Các yếu tố nguy cơ thai sinh hóa

Thai sinh hóa không thể đoán trước được và bạn thường không thể làm gì để ngăn ngừa. Nhưng những điều sau đây có thể làm tăng nguy cơ thai sinh hóa mà chị em cần lưu ý:

Hướng xử lý khi bị thai sinh hoá

Khi gặp tình trạng này, nhiều bệnh nhân bị ảnh hưởng đến tâm lý và lo ngại cho lần chuyển phôi tiếp theo. Tuy nhiên thai phụ và gia đình cũng không nên quá lo lắng, bởi vì tình trạng thai sinh hóa thường cũng sẽ ít khi có biến chứng để lại như sót thai, sót dịch hay ảnh hưởng đến sức khỏe hay sinh sản về sau.

Trong hầu hết các trường hợp thai sinh hóa thì không thể can thiệp vào bằng bất kỳ cách nào. Điều duy nhất bạn có thể làm là thường xuyên đi kiểm tra theo dõi mức độ beta hCG đảm bảo đi xuống, hormone này tự nhiên sẽ giảm khi thai nhi không còn.

xet nghiem beta hcg la gi
Theo dõi sự thay đổi của chỉ số beta hCG để biết được tình trạng thai sinh hoá.

Làm thế nào để phân biệt chảy máu khi thai sinh hoá và thai làm tổ sớm?

  • Sự khác biệt giữa chảy máu do làm tổ và thai sinh hóa phụ thuộc vào thời gian và số lượng.
  • Khi phôi bám vào tử cung, hiện tượng chảy máu do làm tổ là điều bình thường (máu báo). Đốm này thường xảy ra khoảng một đến hai tuần sau khi thụ thai và đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai. Mặt khác, thai sinh hóa sẽ gây ra chu kỳ kinh nguyệt bình thường, thường là khoảng bốn đến năm tuần tuổi thai.

Có thể phòng ngừa thai sinh hoá không?

Thai sinh hoá xảy ra sớm trong thai kỳ, vì vậy việc xác định nguyên nhân để phòng ngừa là việc rất khó khăn. Dưới đây là một số lưu ý các chị tham khảo:

  • Dinh dưỡng đủ chất cần thiết, nghỉ ngơi hợp lý.  
  • Khi muốn có thai lần sau cần phải kiểm tra toàn diện, kỹ càng nhằm phát hiện những bệnh mạn tính để kịp thời chữa trị.
  • Nếu có bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hay các bệnh lý u xơ tử cung, u nang buồng trứng thì cần phải chữa trị cho khỏi hẳn rồi mới có kế hoạch mang thai trở lại, hoặc điều trị theo đúng chỉ định của bác sỹ sản khoa.
  • Ngay khi phát hiện có thai như trễ kinh, thử thai dương tính nên đi khám ngay để bác sĩ can thiệp trong những trường hợp có thể.
  • Đồng thời cần tránh hoạt động mạnh và nghỉ ngơi nhiều hơn khi phát hiện có thai. Hạn chế giao hợp sau khi vừa sảy thai.

Hiện tượng thai sinh hóa là hiện tượng không hiếm gặp. Nhiều trường hợp bệnh nhân sau thai sinh hoá đã mang thai thuận lợi và sinh con khoẻ mạnh. Vì vậy, khi có tiền sử thai sinh hoá, hãy trao đổi vấn đề này với bác sĩ điều trị của bạn nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status