Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng thường gặp nhất ở phụ nữ. Hầu như chị em nào cũng sẽ viêm nhiễm phụ khoa 1 lần trong đời. Có những người bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần không khỏi. Tình trạng này không những gây khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản. Đối với phụ nữ mang thai, có thể gây sảy thai, đẻ non, vỡ ối sớm, thai chết lưu, nhiễm trùng hậu sản,… và còn gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai nhi. Những loại viêm nhiễm phụ khoa thường gặp là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến những vấn đề này?
1. Nguyên nhân nào dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa
Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cao hơn thông thường.
👉👉👉👉Tham khảo thêm: Siêu âm bơm nước buồng tử cung là gì?
Nguyên nhân gây bệnh phụ khoa thường:
- Do quan hệ tình dục không lành mạnh
- Chưa vệ sinh vùng kín sạch sẽ
- Thay đổi nội tiết tố,
- Cũng có khi phụ nữ bị viêm phụ khoa do thực hiện các thủ thuật ngoại khoa như: đặt vòng, nạo hút thai…
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường có các dấu hiệu như:
- Tiết dịch âm đạo màu và mùi bất thường
- Xuất huyết âm đạo
- Rối loạn kinh nguyệt
- Khí hư ra nhiều…
Bệnh phụ khoa mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày, sức khỏe sinh sản không đảm bảo. Thậm chí có những người phụ nữ mắc vô sinh do viêm phụ khoa. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu mắc viêm phụ khoa chị em phụ nữ không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Những loại viêm nhiễm phụ khoa thường gặp
Viêm âm hộ, âm đạo
Biểu hiện của bệnh viêm âm hộ – âm đạo là:
- Âm hộ bị viêm đỏ, ngứa, sung huyết, có khi có loét, sùi. Vùng tiền đình có khí hư bất thường, có khi vàng.
- Âm đạo viêm đỏ, ra nhiều khí hư (dịch tiết âm đạo bất thường), tính chất khí hư phụ thuộc từng tác nhân gây bệnh, thường khí hư và chất nhầy cổ tử cung trông như mủ.
- Các tác nhân gây bệnh thường gặp là: tạp khuẩn, do nấm, do trùng roi (Trichomonas vaginalis, do trực khuẩn Gram âm (Bacterial vaginosis) – tạo cho khí hư có mùi cá ươn, rất khó chịu.
Ngoài ra, một số thể viêm âm đạo do các tác nhân lây qua đường tình dục như:
Sùi mào gà: Tác nhân gây bệnh: là Virus Human Papolloma (HPV).
Herpes sinh dục: Tác nhân gây bệnh: Virus Herpes simplex nhóm II (HSV2) gây tổn thương ở bộ phận sinh dục, có liên quan đến hoạt động tình dục ở cả hai giới.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Lộ tuyến cổ tử cung là khi lớp biểu mô lát tầng phủ mặt ngoài cổ tử cung bị phá hủy làm cho lớp biểu mô tuyến ở trong ống cổ tử cung xâm lấn ra ngoài. Đây là tổn thương hay gặp nhất, chiếm tới 70% các tổn thương ở cổ tử cung.
Viêm phần phụ
- Viêm phần phụ bao gồm viêm vòi trứng, buồng trứng và các dây chằng,…
- Viêm phần phụ có hai hình thái là viêm cấp tính và mãn tính. Hình thái cấp tính thường rầm rộ và dễ chuyển thành mãn tính nếu không điều trị tích cực. Hình thái mãn tính tuy không rầm rộ nhưng gây cho bệnh nhân rất nhiều khó chịu và khó điều trị khỏi hoàn toàn, vi khuẩn vẫn còn tồn tại và thỉnh thoảng lại bùng phát một đợt bán cấp.
3. Viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bệnh viêm nhiễm phụ khoa dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản. Viêm nhiễm phụ khoa biến chứng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng trong đó có vô sinh. Cụ Thể:
- Bệnh viêm âm đạo ảnh hưởng đến việc mang thai: Viêm âm đạo gây mất cân bằng độ pH ở âm đạo, ảnh hưởng đến khả năng sống và di chuyển của tinh trùng sau khi vào âm đạo, làm giảm tỷ lệ thụ thai.
- Gây ra các bệnh viêm nhiễm khác: Viêm âm đạo nếu không kịp thời hỗ trợ điều trị thì sẽ dẫn đến các bệnh viêm nhiễm khác như viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm niêm mạc tử cung, mụn rộp sinh dục, bệnh lậu, giang mai, nấm…
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Viêm âm đạo khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Điều đáng lo ngại hơn là trong quá trình sinh nở còn có thể lây truyền bệnh cho thai nhi, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, dễ gây sảy thai, đẻ non…
Trên đây là những loại viêm nhiễm phụ khoa thường gặp. Viêm nhiễm phụ khoa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của chị em. Chính vì vậy, các chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo mình luôn khoẻ mạnh, và phòng tránh khi cần thiết.
Bài viết liên quan
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10
Nguyên nhân nào gây ra dịch trong buồng tử cung?
Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây ...
Th10
Viêm tiểu khung có liên quan gì đến hiếm muộn ở nữ giới?
Viêm tiểu khung không phải là bệnh cấp tính nhưng về lâu dài sẽ ảnh ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9