Hiện nay, xu hướng chuyển phôi đông lạnh ngày càng phổ biến tại Viện Mô phôi. Bệnh nhân cần trải qua giai đoạn chuẩn bị nội mạc tử cung để đón phôi làm tổ. Chính vì vậy, vai trò của nội mạc tử cung rất quan trọng. Khi độ dày và hình thái niêm mạc tử cung phù hợp, bệnh nhân sẽ được chuyển phôi. Dưới đây là quy trình chuẩn bị niêm mạc tử cung để chuyển phôi đông lạnh.
Ngày 06/04/2023: Hội chứng Antiphospholipid là gì?
Ngày 05/08/2023: Bất thường số lượng nhiễm sắc thể là gì?
Ngày 30/03/2023: Hai vợ chồng cùng mang gen Thalassemia sẽ như thế nào?
Ngày 30/03/2023: Tại sao thai IVF phải dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Ngày 31/03/2023: Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Ngày 05/04/2023: Bất thường nhiễm sắc thể giới tính là gì?
Vai trò của nội mạc tử cung đối với sự làm tổ của phôi
Nội mạc tử cung (hay niêm mạc tử cung- NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Nội mạc tử cung đóng vai trò quan trọng với quá trình thụ thai và bảo vệ thai ở nữ giới.
- Mỗi tháng, dưới ảnh hưởng của các hormone nội tiết, lớp niêm mạc tử cung phát triển dày hơn. Đây là sự chuẩn bị cho cơ thể nếu diễn ra quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng.
- Khi trứng được thụ tinh và phát triển thành phôi thai, lớp niêm mạc tại tử cung dày lên, đóng vai trò đặc biệt với tên gọi là “màng rụng” thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là bảo vệ và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phôi thai, nhau thai phát triển bình thường.
- Trong trường hợp không có sự thụ tinh diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ tự bong, gây hiện tượng hành kinh. Sau khi hành kinh kết thúc, lớp nội mạc tiếp tục được tái tạo và dày trở lại.
Quy trình chuẩn bị niêm mạc tử cung chuyển phôi trữ
Giai đoạn chuẩn bị NMTC gồm 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn đầu tiên là dùng Estrogen để kích thích cho nội mạc tử cung dày lên, tăng sinh các mạch máu tạo dinh dưỡng để phôi làm tổ và phát triển
- Giai đoạn 2: bổ sung Progesterone để NMTC chuyển sang giai đoạn chế tiết và hình thành.
Có nhiều cách để bổ sung Estrogen. Các cách thường dùng là bổ sung estrogen ngoại sinh từ bên ngoài vào cơ thể. Cách này thông qua steroid dạng viên uống hoặc thuốc bôi. Hay đơn thuần là theo dõi chu kỳ nang trứng tự nhiên, tiêm thuốc kích thích nhẹ buồng trứng để cơ thể tự tổng hợp Estrogen nội sinh giúp NMTC dày lên.
Sau khi NMTC đủ thời gian tiếp xúc với estrogen và đạt độ dày ưng ý, bác sĩ sẽ cho các chị dùng thuốc bổ sung progesterone. Progesterone hỗ trợ hoàng thể giúp mở cửa sổ làm tổ để NMTC có thể đón nhận phôi đưa vào. Sau khi bổ sung Progesteron, căn cứ vào tuổi phôi sẽ xác định thời điểm chuyển phôi phù hợp: chuyển phôi sau khi đặt thuốc 3 ngày với phôi ngày 3 hoặc sau 5 ngày với phôi ngày 5 và ngày 6.
Những lưu ý để chuẩn bị nội mạc tử cung hiệu quả
Tuân thủ phác đồ điều trị
Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày
Chế độ ăn nhiều rau xanh, ít thịt đỏ và bổ sung thêm cá, hải sản
- Các loại rau xanh sẫm như súp lơ xanh, rau chân vịt, các loại rau cải, rau ngót.. chứa nhiều vitamin B9 (acid Folic) rất cần thiết cho phụ nữ trước mang thai. Ngoài ra còn cung cấp lượng vitamin E, C dồi dào giúp niêm mạc tử cung tươi mới.
- Bổ sung các loại Protein tốt từ trứng, cá và hải sản.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11