Nằm võng là một trong những giải pháp giúp cho mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ. Song có thông tin cho rằng mẹ bầu không được nằm võng, nhất là ở các tháng cuối. Vậy thực hư có bầu nằm võng được không? Về vấn đề này, các chuyên gia tại Viện Mô Phôi Lâm Sàng Quân Đội sẽ giải đáp trong bài viết sau.
I. Phụ nữ có bầu nằm võng được không?
Nhiều chứng minh cho thấy, nằm võng có thể khiến người nằm dễ đi vào giấc ngủ. Chính vì thế, chiếc võng được sử dụng giúp các em bé ngủ ngon hơn. Không chỉ có trẻ em mà người lớn, cụ thể là chị em có bầu cũng lựa chọn nằm võng để cải thiện giấc ngủ của mình.
Vậy bà bầu có nằm võng được không? Mặc dù nằm võng được chứng minh giúp chúng ta dễ ngủ. Song với các mẹ bầu, các bác sĩ khuyến cáo không nên nằm võng. Bởi, khi nằm võng mẹ bầu sẽ đối mặt với nhiều nguy hiểm khác nhau. Cùng tìm hiểu lý do vì sao bà bầu không được nằm võng ở phần tiếp theo của bài viết.
II. Nguyên nhân tại sao bầu không được nằm võng?
Có bầu nằm võng được không chúng tôi vừa giải đáp ở trên. Việc sử dụng võng ở giai đoạn nhạy cảm này không hề tốt cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Sở dĩ việc nằm võng không được khuyến khích là do:
1. Khó hô hấp
Bầu có nên nằm võng không? Câu trả lời là không. Bởi khi nằm võng sẽ khiến cho mẹ bầu gặp khó khăn trong việc hô hấp.
Khi nằm võng, phần đầu và phần chân của mẹ bầu sẽ cao hơn so với phần giữa cơ thể. Lúc này, phần ngực và bụng sẽ bị hạ xuống gây áp lực cho các bộ phận bên trong. Nếu nằm trong thời gian dài, mẹ bầu sẽ có triệu chứng như chóng mặt, hô hấp kém rất nguy hiểm.
2. Dễ ngã xuống đất
Một tai nạn rất dễ gặp khi mẹ bầu nằm võng đó là bị ngã. Lý do khiến mẹ bầu bị ngã đó là do tư thế nằm khiến máu bơm lên não kém. Nên khi đứng lên mẹ bầu rất dễ bị hoa mắt, chóng mặt và ngã.
Một lý do khác đó là do võng không đảm bảo an toàn, dây buộc lỏng lẻo. Nên khi đung đưa, võng có thể bị đứt khiến mẹ bầu bị ngã đe dọa đến sức khỏe của hai mẹ con.
⭐⭐⭐ ĐỌC THÊM: Bụng bầu ngồi có ngấn không? Cách nhận biết chính xác
3. Tạo áp lực lên thai nhi
Tư thế khi nằm võng không chỉ gây áp lực lên hô hấp của mẹ bầu mà còn chèn ép cả tử cung lẫn thai nhi. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tự nhiên của thai nhi.
Đặc biệt, nếu duy trì thói quen này trong những tháng đầu càng nguy hiểm hơn. Bởi lúc này thai còn nhỏ, chưa có sự liên kết chặt chẽ với người mẹ.
4. Ảnh hưởng xấu đến cột sống
Nhiều người có thói quen nằm võng thường sẽ đối mặt với các bệnh lý liên quan đến cột sống. Điển hình như các bệnh đau mỏi vai gáy, thoát vị đĩa đệm…
Tại sao bầu không được nằm võng? Đối với mẹ bầu, việc nằm võng liên tục cũng sẽ bị ảnh hưởng đến cột sống. Tình trạng đau lưng hay mỏi vai gáy sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn.
III. Bà bầu vẫn thích nằm võng thì phải làm sao?
Bà bầu nằm võng được không và nguyên nhân vì sao đã được chia sẻ cụ thể ở trên. Chị em cần phải loại bỏ thói quen nằm võng khi mang thai. Tuy nhiên, trường hợp bất đắc dĩ cần phải nằm võng, các chị em cần lưu ý:
- Chỉ nằm võng trong thời gian ngắn khoảng 20 – 30 phút, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 lần, không nên sử dụng thường xuyên.
- Tư thế nằm võng ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp của mẹ và thai nhi. Do đó, khi mắc võng các bạn cần điều chỉnh sao cho võng không quá sâu. Ngoài ra, chiều cao của võng vừa phải để tránh bị ngã khi sử dụng.
- Trong quá trình nằm võng hay đứng lên cần phải thao tác cẩn trọng, hạn chế nguy cơ bị ngã.
- Lựa chọn võng đảm bảo chất lượng, dây buộc võng chắc chắn.
IV. Bí quyết giúp bà bầu ngủ ngon giấc không cần nằm võng
Thực tế có rất nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng họ bị mất ngủ, khó ngủ khi mang thai, đặc biệt là những tháng cuối. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu thay vì nằm võng có thể tìm đến những giải pháp khác hiệu quả và an toàn hơn. Một số gợi ý dành cho mẹ bầu gồm:
1. Tư thế ngủ
Lựa chọn tư thế ngủ là giải pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ đơn giản và hiệu quả. Tùy vào từng giai đoạn, mẹ bầu lựa chọn tư thế phù hợp và an toàn cho mình.
- 3 tháng đầu: Em bé lúc này còn nhỏ nên mẹ bầu có thể nằm nhiều tư thế khác nhau miễn là thấy thoải mái. Song cần lưu không được nằm sấp khi ngủ.
- 3 tháng giữa: Bụng mẹ bầu bắt đầu lộ rõ hơn so với 3 tháng trước. Tư thế phù hợp thời điểm này đó là nên nằm nghiêng. Ngoài ra, một mẹo khá hay đó mẹ bầu dùng một chiếc gối kê chân sẽ dễ chịu hơn.
- Tư thế ngủ 3 tháng cuối: Mẹ bầu khi ngủ nên nghiêng bên phải sẽ tốt hơn cho em bé. Tư thế nằm lúc này sẽ hơi co lại tương tự như con tôm, mẹ nên đặt thêm chiếc gối nhỏ dưới bụng.
2. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong việc giúp cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu. Mẹ bầu khi mang thai được khuyến khích ăn đa dạng các món ăn, đảm bảo nạp đủ các chất dinh dưỡng.
Riêng với những mẹ bầu gặp tình trạng khó ngủ, ngủ không giấc. Trong chế độ ăn của mình hãy tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B, đặc biệt là B12. Nhóm thực phẩm này được chứng minh rất hữu ích cho giấc ngủ của mẹ.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng phải đảm bảo uống trên 2 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ góp phần cải thiện quá trình trao đổi chất, mẹ bầu dễ ngủ.
Nguyên tắc khi ăn uống khi mang thai đó là nên ăn uống đúng giờ giấc. Đặc biệt, nên ăn tối sớm, hạn chế các thức uống gây mất ngủ hay đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ vào bữa tối.
Một mẹo hay được nhiều mẹ bầu áp dụng đó là uống 1 ly sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này vừa giúp cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi vừa giúp ngủ ngon.
3. Chế độ sinh hoạt
Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày mẹ bầu nên nhớ:
- Mỗi ngày nên dành chút thời gian để vận động nhẹ nhàng. Khi vận động, máu sẽ lưu thông khắp cơ thể tốt hơn. Nhờ đó, mẹ bầu dễ chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc.
- Nếu bạn thường xuyên khó ngủ, hãy tập thói quen ngủ và thức giấc theo một khung giờ nhất định.
4. Một số mẹo hay khác
Một số mẹo hay khác mẹ bầu cũng có thể áp dụng để cải thiện giấc ngủ như:
- Trước khi đi ngủ có thể massage bàn chân hoặc ngâm chân với nước ấm hoặc sả và chanh. Việc ngâm chân không chỉ giúp lưu thông máu tốt mà còn giúp mẹ bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử cũng chính là thủ phạm khiến mẹ bầu khó ngủ. Trong trường hợp này, mẹ bầu hãy tắt các thiết bị khi ngủ. Đặc biệt, trước khi đi ngủ 30 phút không nên cầm điện thoại hay các thiết bị khác.
- Thay vì dùng điện thoại trước khi ngủ, mẹ hãy thư giãn bằng các bản nhạc hoặc đọc sách sẽ tốt hơn.
V. Những hoạt động bà bầu nên tránh trong thai kỳ
Bên cạnh loại bỏ thói quen nằm võng khi mang thai, mẹ bầu cũng phải nói không với một số hoạt động dưới đây:
- Mẹ bầu không nên sơn móng tay hay móng chân trong giai đoạn mang thai.
- Lưu ý đến các thực phẩm bổ sung hàng ngày. Nói không với những thực phẩm gây sảy thai, đồ ăn chưa chín, thực phẩm lên men.
- Không nên đi tẩy trắng răng trong giai đoạn nhạy cảm này.
- Chỉ sử dụng thuốc khi đã thăm khám và có đơn thuốc từ bác sĩ.
- Vợ chồng nên kiêng giao hợp ở những tháng đầu.
- Tránh các hoạt động mạnh như mang vác đồ nặng.
- Nói không với việc hút thuốc lá khi có thai.
- Hạn chế tắm bồn hay xông hơi, đặc biệt là ở những tháng đầu.
- Tránh tiếp xúc với các môi trường độc hại.
- Nói không với các trò chơi cảm giác mạnh.
- Chỉ tập luyện nhẹ nhàng, không tập quá sức.
Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp mẹ bầu giải đáp có bầu nằm võng được không? Cũng như một số biện pháp giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ của mình. Chúc mẹ bầu thật nhiều sức khỏe để con yêu phát triển khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất để bỏ túi kiến thức chăm sóc sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh nhân AMH 0.6 sinh con khoẻ mạnh!
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Em bé Linh Anh đến thăm Viện!
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ