Bệnh nhân AMH 0.2 điều trị thành công sinh con khoẻ mạnh!

461775056 821072003569122 2893410957995295314 n

Suy buồng trứng hiện nay là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng gây vô sinh ở nữ giới. Tại Viện Mô phôi, rất nhiều trường hợp suy buồng trứng sớm, đặc biệt trước tuổi 30. AMH hiện nay là một chỉ số tin cậy trong khám và điều trị hiếm muộn. Đây là xét nghiệm bắt buộc khi khám vô sinh hiếm muộn tại Viện. AMH thấp ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên với những kinh nghiệm trong điều trị các ca bệnh phức tạp, Viện Mô phôi đã điều trại thành công nhiều trường hợp khó. Dưới đây là trường hợp một bệnh nhân AMH 0.2 điều trị thành công sinh con khoẻ mạnh. 

🔥Ngày 19/04/2023: Polyp buồng tử cung có thể tự khỏi không?

🔥Ngày 18/04/2023: Phôi ngày 3 là gì?

🔥Ngày 15/04/2023: Nguy cơ vô sinh thứ phát sau khi mổ lấy thai

🔥Ngày 17/04/2023: Phôi nang là gì?

🔥Ngày 12/04/2023: Vô sinh thứ phát là gì?

🔥Ngày 21/04/2023: PGT-M là gì?

AMH thấp ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?

AMH viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Anti – Mullerian Hormone). Đây là một hormone được sản xuất bởi các tế bào hạt của nang noãn buồng trứng. Chỉ số AMH cho biết số lượng trứng non hiện có ở hai bên buồng trứng hay còn gọi là dự trữ buồng trứng. Dựa vào chỉ số AMH có thể đánh giá được khả năng sinh sản của phụ nữ ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Xét nghiệm AMH là xét nghiệm đo nồng độ hormone Anti-Mullerian trong máu. AMH cho biết số nang noãn non hiện có trong hai buồng trứng của nữ giới ở thời điểm xét nghiệm.

Chỉ số AMH bao nhiêu là bình thường?

Mức AMH có thể cung cấp số lượng noãn còn lại trên buồng trứng. Từ đó tiên đoán về khả năng sinh sản trong tương lai. 

  • AMH bình thường. Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml.
  • AMH cao. Những ai có chỉ số AMH cao và quá cao (>10 ng/ml, thường gặp ở phụ nữ có buồng trứng đa nang). Người có chỉ số AMH cao vẫn có khả năng mang thai tự nhiên. Tuy nhiên tỷ lệ này sẽ thấp hơn so với phụ nữ bình thường. Trong một số trường hợp bệnh nhân cần kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • AMH thấp. Mức AMH thấp (1,0-1,5 ng/ml) cho thấy khả năng dự trữ buồng trứng thấp, tuy nhiên vẫn có cơ hội mang thai. Còn với AMH cực thấp (dưới 0,5ng/ml) cho thấy còn rất ít trứng dự trữ và khả năng thụ thai là một vấn đề đáng lo ngại.
chi so amh la gi 1 1
AMH giảm dần theo độ tuổi và giảm nhanh sau tuổi 35.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số AMH?

  • Độ Tuổi: Tuổi càng cao thì dự trữ buồng trứng càng thấp
  • Tình trạng hút thuốc, uống rượu: Lối sống không lành mạnh, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích ảnh hưởng tới chỉ số AMH.
  • Tình trạng béo phì
  • Buồng trứng đa nang
  • Sử dụng thuốc tránh thai: có thể làm giảm số lượng nang noãn hiện có ở buồng trứng, khiến chỉ số AMH giảm.
  • Hóa trị, xạ trị
  • Phẫu thuật một hoặc cả hai buồng trứng…

AMH thấp ảnh hưởng như thế nào?

Phụ nữ có dự trữ buồng trứng thấp có thể bị mãn kinh sớm hơn lứa tuổi. Bên cạnh đó, cơ hội mang thai bằng chính noãn của mình cũng sẽ giảm. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tuổi tác. Chẳng hạn, nếu bạn có dự trữ buồng trứng thấp nhưng bạn chỉ mới 35 tuổi, bạn vẫn còn cơ hội so với những người trên 40 tuổi. Đó là lý do các chuyên gia luôn khuyến khích bệnh nhân AMH thấp nên tiến hành điều trị sớm để tăng tỷ lệ thành công.

Tại Viện Mô phôi, có rất nhiều trường hợp bệnh có AMH thấp, thập chí có những trường hợp AMH thấp đến mức máy không thể đọc được chỉ số, con số AHM còn ở dưới 0.094. Với chỉ số đó gần như người phụ nữ “cạn vốn liếng” đối mặt với nguy cơ xin trứng

Tuy nhiên chúng tôi hiểu không người phụ nữ nào muốn xin trứng hay mang thai hộ, cho nên với những bệnh nhân vẫn còn cơ hội thì sẽ tiến hành lên phác đồ kích thích buồng trứng thật hợp lý, thật nhẹ nhàng, không cần liều mạnh vì kết quả có thể sẽ không khả thi. 

Vì vậy điều quan trọng với những người có dự trữ buồng trứng thấp nên đi thăm khám sớm. Từ đó để được các bác sĩ tư vấn về phương pháp phù hợp với mong muốn hiện tại của bản thân, không nên chần chừ, bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị.

Bệnh nhân AMH 0.2 điều trị thành công sinh con khoẻ mạnh!

Vì tin mà đến…!

Chị M. sinh năm 1987 ở Hà Nam. Cũng giống như nhiều cặp vợ chồng khác, vợ chồng chị M. đã khám nhiều nơi trước khi đến Viện Mô phôi. Ở đơn vị khám cũ, bác sĩ ở đó khuyên vợ chồng chị M. xin trứng vì AMH quá thấp. Nhưng vì nhiều lý do, vợ chồng chị quyết định đến Viện Mô phôi khám với hy vọng được sinh con bằng noãn tự thân.

Sau khi làm các xét nghiệm tại Viện, AMH của chị M. còn 0.2. Ngoài ra bệnh nhân còn gặp tình trạng tụ dịch vết mổ đẻ cũ. Bác sĩ Sơn tiên lượng bệnh nhân vẫn còn hy vọng sinh con bằng noãn tự thân nên quyết định kích trứng cho chị M.

Siêu âm nang AFC đầu chu kỳ được 2 nang trứng. Quá trình tiêm thuốc kích trứng bệnh nhân tăng lên được 5 nang trứng và cuối cùng chọc được 4 trứng, tạo được 4 phôi ngày 3, nuôi lên ngày 5 được 3 phôi ( 2 tốt 1 khá). Rất tuyệt vời!

Giai đoạn chẩn bị nội mạc tử cung của chị M. gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân bị dịch buồng tử cungkhuyết sẹo vết mổ cũ nên bác sĩ Tùng khuyên nên mổ sửa khuyết sẹo trước chuyển phôi. Sau hai tháng mổ vết sẹo, chị M. được chuyển phôi.

Thành công ngoài mong đợi của bệnh nhân!

Một ca chuyển phôi thuận lợi và rất may mắn khi bệnh nhân thành công ngay lần đầu chuyển phôi. Mẹ con chị M. trải qua một thai kỳ thuận lợi, hiện em bé đã hai tháng tuổi.

Chị M. chia sẻ: “…Cảm ơn các bác sĩ bệnh viện mô phôi lâm sàng quân đội ạ. Tất cả các bác đều nhẹ nhàng nhiệt tình và chu đáo. Cảm ơn bác Tuấn đã theo dõi suốt quá trình canh trứng. Rồi chuyển phôi và siêu âm thai cho em đến lúc 12w. Em viết lên đây để cho các chị em AMH thấp có thêm động lực và tự tin để tiếp tục chiến đấu trên hành trình tìm con ạ”.

Chúc mừng thành công của vợ chồng chị M. Hy vọng rằng đây sẽ là động lực cho các cặp vợ chồng có thêm niềm tin trên hành trình điều trị. Chúc em bé của gia đình luôn mạnh khoẻ, hay ăn chóng lớn nhé!

461775056 821072003569122 2893410957995295314 n
Một em bé kháu khỉnh, đáng yêu!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status