Năm 1978, em bé điều trị thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới được sinh ra. Từ đó đến nay, IVF đã giúp cho hàng triệu phụ nữ trên thế giới được làm mẹ. Điều mà trước đây tưởng chừng như không thể. Tuy nhiên IVF là một kỹ thuật hiện đại và rất phức tạp, gồm nhiều bước khác nhau. Tất cả tạo nên một quy trình khép kín và mỗi bước đều có vai trò riêng biệt. Vậy những trường hợp nào cần chỉ định IVF? Các bước điều trị thụ tinh trong ống nghiệm như thế nào?
🔥Ngày 07/05/2024: Thứ tự ưu tiên trong chuyển phôi
🔥Ngày 06/05/2024: Những biến chứng do hội chứng Kallmann gây ra là gì?
🔥Ngày 19/04/2023: Polyp buồng tử cung có thể tự khỏi không?
🔥Ngày 18/04/2023: Phôi ngày 3 là gì?
🔥Ngày 15/04/2023: Nguy cơ vô sinh thứ phát sau khi mổ lấy thai
🔥Ngày 17/04/2023: Phôi nang là gì?
🔥Ngày 12/04/2023: Vô sinh thứ phát là gì?
Những trường hợp được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm
Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là kỹ thuật lấy tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ để thụ tinh trong phòng thí nghiệm, tạo thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để làm tổ, bắt đầu một thai kỳ. Phôi được nuôi ngày 3 gọi là phôi ngày 3, phôi nuôi lên ngày 5 gọi là phôi ngày 5.
Thời gian cho một ca thụ tinh trong ống nghiệm mất bao lâu?
Thông thường một ca thụ tinh ống nghiệm mất tối thiểu là 5 tuần. Thời gian làm IVF được xác định cụ thể như sau:
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản tổng quát của 2 vợ chồng. Thăm khám, sàng lọc, để hoàn thiện hồ sơ IVF.
- Nếu không có bệnh lý phụ khoa cần điều trị. Chị em sẽ được chỉ định tiêm thuốc kích thích buồng trứng trong vòng 10 – 12 ngày.
- Mất thêm 34 – 36 giờ nữa kể từ mũi tiêm thuốc kích thích rụng trứng để tiến hành thủ thuật chọc hút trứng.
- Trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp với nhau để tạo phôi. Phôi được nuôi cấy trong thời gian 3- 5 ngày, tùy theo phác đồ điều trị của từng cặp đôi trước khi chuyển phôi vào tử cung của người vợ.
- Khoảng 14 ngày sau chuyển phôi, bệnh nhân được yêu cầu thực hiện xét nghiệm Beta hCG nhằm xác định tình trạng mang thai.
Những trường hợp được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm
Cũng như tất cả các kỹ thuật y khoa khác, thụ tinh trong ống nghiệm cũng có chỉ định riêng. Không phải tất cả các trường hợp hiếm muộn đều phải làm IVF. Dưới đây là một số trường hợp được chỉ định thực hiện IVF tại Viện Mô phôi:
- Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc hoặc tổn thương hai vòi trứng, đã cắt bỏ vòi trứng…
- Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung, u xơ tử cung.
- Vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch…
- Cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
- Áp dụng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhiều lần nhưng thất bại.
- Vô sinh – hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
- Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh.
Các bước điều trị thụ tinh trong ống nghiệm
Khám và hoàn tất hồ sơ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm
Đây là bước đầu tiên trong chu trình điều trị thụ tinh trong ống nghiệm của bệnh nhân. Hai vợ chồng sẽ được tiến hành thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết trước khi điều trị:
𝐕𝐞̂̀ 𝐜𝐚́𝐜 𝐱𝐞́𝐭 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦:
Về thủ tục hành chính:
- Giấy đăng ký kết hôn, căn cước công dân hai vợ chồng: bản sao công chứng trong vòng 06 tháng
- Giấy cam kết thụ tinh trong ống nghiệm
- Phê duyệt của Giám đốc Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội
Kích thích buồng trứng
Chọc hút noãn và tạo phôi
- Bước 1: Đặt người bệnh nằm tư thế phụ khoa. Lập đường truyền tĩnh mạch, theo dõi nhịp tim và huyết áp. Giảm đau cho bệnh nhân bằng gây mê, hoặc gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê.
- Bước 2: Lau sạch âm hộ, mở mỏ vịt, lau sạch âm đạo bằng nước muối sinh lý.
- Bước 3: Đưa đầu dò siêu âm vào âm đạo, đánh giá số lượng nang noãn, khả năng tiếp cận của đầu dò với buồng trứng.
- Bước 4: Gắn kim chọc hút vào bơm tiêm (hoặc gắn vào máy hút noãn), tráng kim và bơm tiêm bằng môi trường nuôi cấy. Tiến hành chọc và hút noãn từng nang một và từng bên buồng trứng
- Bước 5: Chuyển dịch nang hút được vào trong Lab để nhặt noãn (quy trình thu nhặt noãn). Kiểm tra lại để đảm bảo không bị chảy máu trong.
Đông lạnh phôi
Trước đây khi kỹ thuật đông lạnh phôi chưa phổ biến, bệnh nhân thường chuyển phôi tươi và chuyển nhiều phôi. Điều này gây ra nguy cơ đa thai cho bệnh nhân. Nhưng hiện nay, chuyển phôi đông lạnh đã trở thành xu hướng tại các Trung tâm Hỗ trợ sinh sản. Tại Viện Mô phôi, bệnh nhân chủ yếu được chuyển phôi đông lạnh.
Phôi sau khi được nuôi cấy (phôi phân chia hặc phôi nang) sẽ được trữ đông. Tại Viện Mô phôi, phôi được đông lạnh bằng kỹ thuật thuỷ tinh hoá – đông lạnh nhanh.
Chuẩn bị nội mạc tử cung
Bệnh nhân chuyển phôi tươi không phải trải qua bước này.
Chuẩn bị nội mạc tử cung bắt đầu từ ngày 2 chu kỳ kinh nguyệt và thường không kéo dài quá 18 ngày. Giai đoạn chuẩn bị NMTC gồm 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn đầu tiên là dùng Estrogen để kích thích cho nội mạc tử cung dày lên, tăng sinh các mạch máu tạo dinh dưỡng để phôi làm tổ và phát triển
- Giai đoạn 2: bổ sung Progesterone để NMTC chuyển sang giai đoạn chế tiết và hình thành.
Chuyển phôi
Sau khi chuẩn bị nội mạc tử cung, bệnh nhân sẽ có chỉ định chuyển phôi.
Thời điểm lý tưởng để chuyển phôi
- Khoảng 15-20 ngày của chu kỳ kinh tính từ ngày 2 chu kỳ kinh
- Độ dày niêm mạc tối ưu từ 8-12mm
- Hình thái niêm mạc đẹp trong quá trình chuẩn bị niêm mạc là hình hạt cà phê hay hình ba lá trên siêu âm
- Một số yếu tố khác như độ tưới máu, diễn biến phát triển của niêm mạc, các vấn đề bất thường của tử cung như dịch lòng tử cung, polyp buồng tử cung…
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 16/09 đến ngày 22/09!
Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?