Sau chuyển phôi là giai đoạn có nhiều lo lắng của bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Bệnh nhân có thể được chuyển phôi tươi hoặc phôi đông lạnh. Chuyển phôi là thủ thuật không cần gây mê và khoảng 5-7 phút sẽ thực hiện xong. Sau chuyển phôi, một số bệnh nhân gặp tình trạng ra máu. Liệu chảy máu âm đạo sau chuyển phôi có nguy hiểm không?
Ngày 19/03/2025: Hormone Testosterone có vai trò gì đối với nam giới?
Ngày 18/03/2025: Một số “thủ phạm” gây viêm tắc vòi trứng ở nữ giới
Ngày 18/03/2025: Bệnh nhân chuyển phôi khảm 40% sinh em bé khoẻ mạnh.
Ngày 17/03/2025: Tại sao chọc trứng cần gây mê?
Ngày 19/03/2025: Quy trình thăm khám hiếm muộn tại Viện Mô phôi
Nguyên nhân nào xuất hiện tình trạng ra máu sau chuyển phôi?
Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc phôi ngày 5, ngày 6.
Quy trình chuyển phôi
Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm (siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên màn hình siêu âm)
- Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
- Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter.
- Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi. Dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.

Nguyên nhân ra máu sau chuyển phôi là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
- Tổn thương nhẹ trong quá trình chuyển phôi do kỹ thuật đặt dụng cụ đưa phôi vào lòng tử cung.
- Phôi thai đang giai đoạn làm tổ. Tức là những ngày đầu sau chuyển phôi, để có thể bám dính vào niêm mạc tử cung của mẹ thì phôi thai phải xâm lấn vào niêm mạc tử cung để bám vào tử cung. Niêm mạc tử cung giai đoạn này có nhiều mạch máu nên việc có một vài mạch máu nhỏ bị tổn thương và ra máu là một việc hoàn toàn sinh lý. Bạn đừng lo lắng quá, hiện tượng ra một ít dịch hồng li ti sau chuyển phôi có thể là tín hiệu phôi thai đang làm tổ.
- Trầy xước âm đạo trong quá trình đặt thuốc (móng tay bạn để quá dài hay khi bạn đặt thuốc vội vàng …)
- Quên sử dụng thuốc, thiếu nội tiết.
- Vị trí phôi làm tổ bất thường.
- Phôi làm tổ thất bại (ra kinh).
Chảy máu âm đạo sau chuyển phôi có nguy hiểm không?
Ra máu sau chuyển phôi chính là cơn ác mộng tồi tệ nhất của bệnh nhân vô sinh hiếm muộn. Nhiều bệnh nhân vô cùng nhạy cảm sẽ bị ám ảnh bởi mỗi giọt máu họ nhìn thấy. Không ít người thậm chí còn sẽ tưởng tượng rằng đốm máu đông chính là thai nhi đã bị đẩy cơ thể mẹ. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng phôi thai ở giai đoạn này rất nhỏ bé. Chỉ có thể quan sát phôi qua kính hiển vi, hoàn toàn không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Theo thống kê tại Viện Mô phôi, có khoảng 25% bệnh nhân sau chuyển phôi xuất hiện dịch hồng. Hoặc những giọt máu hồng nhỏ li ti, máu nâu sau khi chuyển phôi. Xuất huyết sau khi chuyển phôi vào buồng tử cung là tình trạng phổ biến, nhưng không phải lúc nào cũng đáng lo ngại.
Ra máu như thế nào là bất thường?
Thật sự không phải lúc nào các chị em cũng dễ dàng phát hiện như thế nào là bất thường. Thường thì khi bạn ra nhiều máu tươi tương tự như ngày đầu của chu kỳ kinh. Hoặc ra máu có thể ít hơn nhưng kèm theo đau bụng quặn. Hay ra huyết đỏ tươi kéo dài nhiều ngày chính là ra huyết bất thường.
Các chị em lưu ý là khi phôi thai đã vào buồng tử cung rồi thì hiện tượng ra ít huyết nâu đen thường không đáng lo ngại. Vì khi thai đã làm tổ và phát triển thì đồng thời tử cung cũng to ra để chứa thai nhi khi ấy các mạch máu nhỏ ở tử cung sẽ tổn thương dẫn đến hiện tượng ra ít huyết.
Xử lý thế nào khi ra máu bất thường sau chuyển phôi?
- Đến gặp bác sĩ. Thông thường sau khi tiến hành chuyển phôi, các bác sĩ sẽ hẹn 12 ngày quay trở lại thăm khám và làm xét nghiệm hCG để chẩn đoán khả năng có thai. Tuy nhiên khi cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ cũng nên chủ động đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân từ đó kịp thời khắc phục, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
- Duy trì đơn thuốc được bác sĩ chỉ định sau chuyển phôi. Tuyệt đối không nên dùng thêm các loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các phương pháp truyền miệng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
- Nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái. Hạn chế vận động mạnh, kiêng quan hệ vợ chồng trong thời gian này. Không nên quá lo lắng, tránh các suy nghĩ tiêu cực.

Những lưu ý sau chuyển phôi
Sau chuyển phôi, bạn có thể nghỉ ngơi tại Viện tầm 2-3 tiếng đồng hồ. Sau đó bệnh nhân về nhà sinh hoạt bình thường. Sau khi chuyển phôi, bạn nên di chuyển về nhà bằng ô tô. Về nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Ăn gì?
- Ăn đa dạng các nhóm, không nên ăn quá nhiều nhóm nào, cái gì nhiều quá đều không tốt.
- Không cần ăn lượng gấp đôi vì nghĩ thai cần nhiều dinh dưỡng. Cứ ăn 70% dạ dày đừng ăn quá no.
- Kiêng: đu đủ xanh, chuối xanh, rau ngót, dứa…là những thứ tăng co thắt tử cung, không có lợi cho phôi làm tổ. Kiêng đồ chua, cay, dầu mỡ…là những thứ dễ gây kích ứng dạ dày.
Uống gì?
- Tích cực uống nước thật ấm, bên cạnh ăn đồ nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn, đặc biệt là máu đến tử cung. Vì dùng nội tiết lúc chuẩn bị niêm mạc và sau chuyển phôi khiến máu bị cô đặc hơn. Nhiều bạn bị nặng còn hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu,… Các bạn hoàn toàn có thể dùng cách này để khắc phục nhé!
- Uống 1,5-2l nước mỗi ngày để máu lưu thông dễ hơn, tránh cô đặc máu.
- Ngoài ra, rất nên uống các loại nước ép trái cây để bổ sung enzym tươi cho cơ thể. Nhiều bạn ăn đạm mà bỏ quên trái cây tươi, cơ thể rất thiếu emzym. Tỉ lệ trái cây có thể lên tới 50% khẩu phần ăn. Loại nào cũng được, không ăn quá nhiều trái cây nhiều đường, ăn ít không sao hết.
Vận động như thế nào?
- Hoàn toàn có thể đi lại và làm việc bình thường, nếu là công việc nhẹ nhàng, không mang vác nặng, đi lại quá nhiều… Điều này vừa giúp máu lưu thông tốt hơn, vừa giảm bớt lo lắng, căng thẳng cho các mẹ, giúp dễ có thai hơn.
- Kiêng: Nằm yên một chỗ. Vừa khiến máu lưu thông kém, vừa khiến nhu động ruột kém dẫn đến táo bón. Đều là những điều không tốt cho thai kì! Còn khi nằm ngủ, việc nằm nghiêng, ngửa, chân duỗi, co… đều không ảnh ảnh hưởng tới phôi- thai nhé!
Bài viết liên quan
Bảo hiểm y tế có chi trả cho điều trị hiếm muộn không?
Hiện nay hiếm muộn đang được xem là một chứng bệnh của thời đại. Tỷ ...
Th4
Bị tắc hai vòi trứng có làm IVF được không?
Vòi trứng hay ống dẫn trứng là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng ...
Th4
Những lưu ý khi hoàn thiện hồ sơ điều trị IVF tại Viện
Thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay được xem là kỹ thuật hiện đại trong ...
Th4
Hội chứng thực bào máu nguy hiểm như thế nào?
Sinh con khoẻ mạnh là mong ước chính đáng của mỗi cha mẹ. Thế nhưng ...
Th4
Tỷ lệ thành công khi chuyển phôi nang như thế nào?
Trước đây, khi kỹ thuật nuôi phôi chưa phát triển, bệnh nhân chủ yếu chuyển ...
Th4
Hội chứng Klinefelter gây ra hậu quả gì?
Bất thường nhiễm sắc thể (NST) giới tình là một trong những rối lặn di ...
Th3