Chi phí chuyển phôi hết bao nhiêu tiền?

486624913 1193222845801904 3005646538052723965 n

Chuyển phôi là giai đoạn cuối trong hành trình điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Sau quá trình kích thích buồng trứng, bệnh nhân sẽ được hẹn ngày chọc hút noãn. Sau đó, trứng và tinh trùng sẽ được thụ tinh trong phòng Lab 3-6 ngày tuỳ vào chất lượng phôi. Bệnh nhân có thể được chỉ định chuyển phôi tươi hoặc phôi đông lạnh. Nhiều bệnh nhân lo lắng hỏi: Chuyển phôi có gây mê không? Chi phí chuyển phôi hết bao nhiêu tiền? Dưới đây là một số thông tin về vấn đề này.

Thời điểm lý tưởng nhất để chuyển phôi trữ

Có những phương pháp nào để chuẩn bị niêm mạc?

Chuyển phôi là thao tác bác sĩ sẽ đưa phôi sau khi đã thụ tinh vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sẽ được chứa trong Catheter chuyên dụng chuyển vào tử cung dưới hướng dẫn siêu âm.

Trong thụ tinh ống nghiệm, bệnh nhân có thể được chuyển phôi tươi hặc phôi đông lạnh. Chuyển phôi tươi sẽ được tiến hành trong chu kỳ kích trứng. Khi phôi được nuôi lên ngày 3 (gọi là phôi ngày 3) hoặc khi phôi được nuôi lên ngày 5 (gọi là phôi ngày 5), sẽ tuỳ từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định. Chuyển phôi tươi không cần trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung nên thời gian sẽ ngắn hơn, thường khoảng 5 tuần.

Đối với chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, bệnh nhân sẽ cần trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung. Quá trình này thường bắt đầu vào ngày 2 chu kỳ kinh nguyệt và thường không kéo dài quá 18 ngày. Có 3 phác đồ chuẩn bị niêm mạc tử cung hiện nay:

Thời điểm lý tưởng để chuyển phôi

  • Khoảng 15-20 ngày của chu kỳ kinh tính từ ngày 2 chu kỳ kinh
  • Độ dày niêm mạc tối ưu từ 8-12mm
  • Hình thái niêm mạc đẹp trong quá trình chuẩn bị niêm mạc là hình hạt cà phê hay hình ba lá trên siêu âm
  • Một số yếu tố khác như độ tưới máu, diễn biến phát triển của niêm mạc, các vấn đề bất thường của tử cung như dịch lòng tử cung, polyp buồng tử cung…

Chuyển phôi có gây mê không?

Sau khi được bác sĩ cho thuốc chuyển dạng niêm mạc và chỉ định ngày chuyển phôi, bệnh nhân cần có mặt theo hẹn tại Viện. Thủ thuật chuyển phôi cực kỳ quan trọng và được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao tại Viện.

Quá trình chuyển phôi không quá kéo dài khoảng 5-7 phút. Thủ thuật này bệnh nhân được phép ăn uống bình thường, không gây mê. Sau đó, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại Viện vài giờ để phôi ổn định trong tử cung.

Quy trình chuyển phôi

Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:

  • Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị qua cổ tử cung. Được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm.
  • Các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
  • Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
  • Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.

💈💈💈 Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?

💈💈💈 Quy trình chọc hút noãn tại Viện Mô phôi như thế nào?

484390671 1183508996773289 7898308342399564072 n
Quá trình chuyển phôi không quá kéo dài, thường khoảng 5-7 phút.

Chi phí chuyển phôi hết bao nhiêu tiền?

Chi phí chuyển phôi hết bao nhiêu tiền là thắc mắc của bệnh nhân sắp chuyển phôi. Khi được chỉ định chuyển phôi trữ, bệnh nhân không cần trải qua quá trình kích trứng. Thay vào đó, bệnh nhân sẽ chuẩn bị niêm mạc tử cung tối ưu để chuyển phôi.

Sau khi niêm mạc tử cung đạt yêu cầu về độ dày và hình thái, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc mở cửa sổ làm tổ.

Về chi phí chuyển phôi đông lạnh tại Viện Mô phôi bao gồm các chi phí như:

  • Rã đông, 
  • Hỗ trợ phôi thoát màng 
  • Chuyển phôi trữ

Tổng chi phí cho các kỹ thuật này là 10.400.000đ.

Những lưu ý sau chuyển phôi

Sau chuyển phôi, bạn có thể nghỉ ngơi tại Viện tầm 2-3 tiếng đồng hồ. Sau đó bệnh nhân về nhà sinh hoạt bình thường. Sau khi chuyển phôi, bạn nên di chuyển về nhà bằng ô tô. Về nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Ăn gì?

  • Ăn đa dạng các nhóm, không nên ăn quá nhiều nhóm nào, cái gì nhiều quá đều không tốt.
  • Không cần ăn lượng gấp đôi vì nghĩ thai cần nhiều dinh dưỡng. Cứ ăn 70% dạ dày đừng ăn quá no.
  • Kiêng: đu đủ xanh, chuối xanh, rau ngót, dứa…là những thứ tăng co thắt tử cung, không có lợi cho phôi làm tổ. Kiêng đồ chua, cay, dầu mỡ…là những thứ dễ gây kích ứng dạ dày.

💎💎💎💎 Hai em bé Sữa – Đậu đến thăm các y bác sĩ tại Viện.  

💎💎💎💎 Niêm mạc tử cung mỏng có thể chuyển phôi không?

che do dinh duong truoc khi chuyen phoi
Bệnh nhân nên ăn uống đa dạng các nhóm chất, ăn chín uống sôi.

Uống gì?

  • Tích cực uống nước thật ấm, bên cạnh ăn đồ nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn, đặc biệt là máu đến tử cung. Vì dùng nội tiết lúc chuẩn bị niêm mạc và sau chuyển phôi khiến máu bị cô đặc hơn. Nhiều bạn bị nặng còn hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu,… Các bạn hoàn toàn có thể dùng cách này để khắc phục nhé!
  • Uống 1,5-2l nước mỗi ngày để máu lưu thông dễ hơn, tránh cô đặc máu.
  • Ngoài ra, rất nên uống các loại nước ép trái cây để bổ sung enzym tươi cho cơ thể. Nhiều bạn ăn đạm mà bỏ quên trái cây tươi, cơ thể rất thiếu emzym. Tỉ lệ trái cây có thể lên tới 50% khẩu phần ăn. Loại nào cũng được, không ăn quá nhiều trái cây nhiều đường, ăn ít không sao hết.

Vận động như thế nào?

  • Hoàn toàn có thể đi lại và làm việc bình thường, nếu là công việc nhẹ nhàng, không mang vác nặng, đi lại quá nhiều… Điều này vừa giúp máu lưu thông tốt hơn, vừa giảm bớt lo lắng, căng thẳng cho các mẹ, giúp dễ có thai hơn.
  • Kiêng: Nằm yên một chỗ. Vừa khiến máu lưu thông kém, vừa khiến nhu động ruột kém dẫn đến táo bón. Đều là những điều không tốt cho thai kì! Còn khi nằm ngủ, việc nằm nghiêng, ngửa, chân duỗi, co… đều không ảnh ảnh hưởng tới phôi- thai nhé!

Vệ sinh như thế nào?

Nhiều bạn nói em kiêng tắm – rửa vì sợ trôi mất phôi? Các bạn làm thế thì dù có đậu thai cũng sẽ nhiễm khuẩn, gây nguy cơ sảy, lưu thai! Các bạn hoàn toàn tắm – rửa bình thường vì phôi ở trong tử cung rồi, chắc chắn việc tắm – rửa không thể làm trôi phôi được. Chưa kể nếu các bạn vệ sinh đúng cách thì chỉ rửa bên ngoài (âm hộ), không được thụt nước vào âm đạo, còn xa mới đến cổ tử cung.

Những biểu hiện thường gặp sau chuyển phôi

  • Ra ít dịch hồng, nâu: là hệ quả của quá trình làm tổ của phôi, do niêm mạc bị “rạn, nứt”, mạch máu bị đứt, giống như “hạt mầm đâm chồi trong lòng đất vậy”! Tóm lại, có thể hiểu đó là dịch sinh lý, là hiện tượng bình thường, các mẹ đừng lo lắng, kể cả đó là máu đỏ tươi nhưng chỉ có một, hai giọt. Thậm chí, đó là dấu hiệu tốt, báo hiệu phôi đang làm tổ. Còn nếu chảy nhiều máu đỏ tươi, thấm băng vệ sinh thì hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn.
  • Đau bụng: thường là đau lâm râm dưới rốn, đau lệch trái, lệch phải… Đó có thể cũng là hệ quả của quá trình phôi làm tổ hoặc do thay đổi nội tiết sau chuyển phôi, các mẹ hãy bình tĩnh và uống thật nhiều nước ấm, ăn đồ nóng, nếu không đỡ thì dùng thêm giảm co (nospa). Nếu không đỡ nữa thì có thể phải đi khám để loại trừ vấn đề về tiêu hóa.
  • Đầy bụng , chướng hơi, cồn cào vùng thượng vị: cũng là do thay đổi của cơ thể do dùng nội tiết và có thể do nồng độ beta hCG do màng đệm của thai tiết ra. 
  • Ngực căng: một số phụ nữ cũng bị đau và căng tức bầu ngực do estrogen mà bạn đang dùng trong chu kỳ IVF gây ra. 

🦠🦠🦠🦠 Hormone prolactin có vai trò gì?

🦠🦠🦠🦠 Nguy cơ vô sinh thứ phát sau khi mổ lấy thai

sau chuyen phoi 15 ngay ra dich mau nau
Ra dịch hồng nhạt và dịch nâu là tình trạng thường gặp sau chuyển phôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status