Kích thích buồng trứng và chọc hút noãn là giai đoạn quan trọng khi điều trị IVF. Sau khoảng 10-12 ngày kích trứng, bệnh nhân sẽ được tiêm mũi trưởng thành noãn. Sau đó, bệnh nhân có lịch chọc hút noãn. Nhiều chị em khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm rất lo lắng khi chọc hút noãn. Nhiều bệnh nhân cảm thấy sợ, nhất là sợ đau. Chọc hút noãn có đau không?
🍀Ngày 05/07/2023: Nguyên nhân nào dẫn đến tắc ống dẫn trứng?
🍀Ngày 29/06/2023: Hội chứng PCOS có nên uống sữa đậu nành?
🍀Ngày 31/03/2023: Quá kích buồng trứng nên làm gì?
🍀Ngày 22/06/2023: Suy buồng trứng nguy hiểm như thế nào?
🍀Ngày 03/06/2023: Cắt hai vòi trứng có ảnh hưởng chất lượng buồng trứng không?
1. Chọc hút trứng (noãn) được tiến hành khi nào?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn cực kỳ quan trọng khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Thuốc kích trứng là một loại thuốc nội tiết, có tác dụng giúp trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín rồi rụng xuống. Thuốc sẽ giúp tăng nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ, kích thích nang trứng dần trưởng thành, tăng tỷ lệ có thai.
Tiêm kích trứng là gì?
Tiêm kích trứng là kỹ thuật sử dụng thuốc nội tiết bằng đường tiêm. Mục đích nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của trứng đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín và rụng. Đến khi nang trứng trưởng thành, trứng đạt đủ các tiêu chuẩn về kích thước và nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hCG (còn gọi là mũi tiêm rụng trứng) để giúp trứng rụng.
Tại sao cần phải tiêm kích trứng?
Ước tính, trung bình cứ 6 – 7 cặp vợ chồng sẽ có ít nhất một cặp bị hiếm muộn. Tại Việt Nam, tình trạng hiếm muộn thường do nhiều nguyên nhân. Như các rối loạn dẫn trứng, tắc ống dẫn trứng (ở người vợ). Hoặc bất thường ở tinh trùng (ở người chồng). Do đó, đây được xem là phương pháp tăng cơ hội thụ thai thành công đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Thời điểm tiêm kích trứng
Sau khi có kết quả khám ban đầu, bác sĩ điều trị sẽ xác định được tình trạng sức khỏe, bệnh lý hiện tại của bệnh nhân. Từ đó tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể.
Thông thường, thời điểm thực hiện sẽ bắt đầu vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh nguyệt nếu sức khỏe bệnh nhân thuận lợi.
Chọc hút trứng (noãn) được tiến hành khi nào?
Khi đã có được số lượng nang trứng đạt yêu cầu, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm 1 mũi hCG để kích thích trứng trưởng thành. Khoảng 36 giờ sau tiêm mũi trưởng thành noãn, bệnh nhân sẽ được chọc noãn. Chọc hút trứng (noãn) là một thủ tục xâm lấn và có gây mê tĩnh mạch. Bước chọc noãn sẽ được tiến hành để lấy các noãn đạt yêu cầu từ cơ thể người phụ nữ.
2. Chọc hút noãn có đau không?
Chọc hút trứng (noãn) có đau không?
Đây là điều mà hầu hết chị em điều trị IVF quan tâm. Trong quá trình chọc hút, bệnh nhân sẽ được gây mê tĩnh mạch. Vì vậy, khi bác sĩ thực hiện thao tác chọc hút trứng sẽ không gây đau đớn cho người bệnh trong suốt quá trình thực hiện.
Sau khi chọc hút, bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi tại Viện khoảng 3 tiếng. Nếu sức khỏe ổn định có thể ra về. Nếu sau chọc hút bệnh nhân cảm thấy đau tức ở phần bụng dưới, đi lại hoặc vận động khó khăn hơn bình thường có thể liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra. Thông thường những cơn đau sẽ ở trong ngưỡng chịu đựng được và sẽ dần hết trong những ngày sau đó.
Sau bao lâu sẽ hết cảm giác khó chịu vùng bụng?
Cảm giác đau sau chọc hút noãn thường không kéo dài. Khoảng vài ngày sau sẽ biến mất. Tuy nhiên nếu cơn đau có dấu hiệu kéo dài hơn kèm theo những triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chướng bụng, ra huyết âm đạo nhiều… bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám.
3. Bệnh nhân cần lưu ý gì sau chọc noãn?
Để phòng ngừa biến chứng này, người bệnh sau khi chọc hút trứng nên:
- Uống đủ nước, ít nhất 2 – 3 lít mỗi ngày hoặc uống thêm oresol.
- Chế độ dinh dưỡng nên bổ sung những thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa… trong khoảng 7-10 ngày sau khi chọc hút trứng
- Chị em nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng,
- Kiêng sinh hoạt vợ chồng khoảng 1 tuần
- Tránh va chạm mạnh vì buồng trứng sau chọc hút còn lớn, dễ có nguy cơ xoắn buồng trứng.
Nếu có những biểu hiện như ra huyết nhiều (ướt đẫm băng vệ sinh cỡ lớn trong 1 – 2 giờ), đau bụng nhiều, buồn nôn và nôn, sốt cao hay chóng mặt thì đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Như vậy chọc hút noãn có đau không? Câu trả lời là không các chị em nhé!
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12