Co bóp tử cung sau chuyển phôi là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu IVF. Gần như tất cả phụ nữ mang thai bằng phương pháp IVF đều xuất hiện hiện tượng co bóp tử cung sau chuyển phôi. Điều này khiến cho các mẹ bầu không khỏi lo lắng. Đây liệu có phải là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm hay chỉ là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể? Tất cả sẽ được các chuyên gia giải đáp trong bài viết ngay sau đây.
I. Co bóp tử cung sau chuyển phôi là như thế nào?
Co bóp tử cung sau chuyển phôi là tình trạng thường xuất hiện ở các mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai. Đặc biệt là những mẹ bầu mang thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF.
Tử cung của mẹ bầu xuất hiện những cơn co rút liên tục, gây sức ép lên ổ bụng. Hiện tượng này thường kéo dài trong suốt thai kỳ. Bắt đầu từ khi phôi được chuyển vào tử cung thông qua đường âm đạo.
II. Lý do bị co bóp tử cung sau chuyển phôi
Các cơn co tử cung sau khi chuyển phôi là hiện tượng xảy ra khi sản phụ đã đậu thai. Đặc biệt là những ngày đầu sau khi thụ tinh ống nghiệm. Đây có thể là những biểu hiện bất thường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì thế, mẹ bầu cần lưu ý những thay đổi dù là nhỏ nhất của cơ thể trong giai đoạn nhạy cảm này.
Tuy nhiên về mặt lý thuyết, co bóp tử cung là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Việc tử cung phải phình to, co giãn trở thành chỗ chứa thai nhi khiến cho các cơ tử cung bị kéo dãn.
Sự xuất hiện đột ngột của phôi thai có tốc độ tăng trưởng nhanh trong tử cung mẹ bầu IVF, khi cơ thể chưa thể thích nghi. Hoàn toàn tạo nên gánh nặng cho cơ trơn khu vực thành tử cung. Dưới áp lực đó, các cơ không ngừng co duỗi đàn hồi. Đây chính là nguyên nhân xuất hiện của các cơn co thắt tử cung.
⭐⭐⭐ BẠN NÊN BIẾT: Sau chuyển phôi bị đau lưng có nguy hiểm không?
III. Thời điểm xảy ra co thắt tử cung sau chuyển phôi
Các cơn co thắt tử cung sau chuyển phôi thường xuất hiện từ khoảng 3 – 5 ngày kể từ khi quá trình chuyển phôi được hoàn tất. Đây là thời điểm phôi đã thành công di chuyển và bám vào tử cung để làm tổ.
Vào lúc này, phản ứng tự nhiên của cơ thể là liên tục kéo dãn các cơ tử cung, để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Khi đó các cơn đau bắt đầu diễn ra với cường độ và thời gian ngắn. Chị em sẽ cảm thấy giống như châm chích, râm ran thi thoảng đau nhói ở vùng bụng. Đây là các dấu hiệu trực quan nhất để hy vọng về ca IVF đã thành công tốt đẹp.
IV. Sau chuyển phôi bị co bóp tử cung ảnh hưởng gì không?
Sau khi chuyển phôi mẹ bầu xuất hiện hiện tượng co bóp tử cung do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng với đó là những ảnh hưởng tác động xấu đến sức khỏe của sản phụ. Cụ thể:
1. Do nguyên nhân tiêu chảy
Trong trường hợp mẹ bầu gặp các triệu chứng về đường tiêu hoá (viêm dạ dày, tiêu chảy), tử cung sẽ có dấu hiệu co bóp với tần suất cao hơn bình thường. Các cơn đau bụng thường kéo dài khoảng 5 – 6 phút với cường độ nhẹ.
Mẹ bầu nên chú ý bởi những cơn co thắt tử cung trong thời gian này. Thường là dấu hiệu của cơ thể báo trước những nguy hiểm trong kì thai sản (sảy thai trong những tháng đầu của thai kì và nguy cơ sinh non trong tam cá nguyệt cuối).
2. Gây các cơn đau
Không chỉ đau ở tử cung, các cơn co thắt tử cung còn là căn nguyên của các cơn đau khác thường gặp ở các mẹ bầu. Có thể gây co thắt dữ dội kèm theo đau ở lưng, cơn đau có thể tác động đến vùng chậu và âm đạo.
Đặc biệt, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu sẽ cảm thấy đau tức vùng bụng dưới và đau lưng. Đó có thể là lời cảnh báo của cơ thể trước nguy cơ sảy thai.
Tuy nhiên, thay vì lo lắng mẹ bầu cần nghỉ ngơi hợp lý giúp an thai. Trực tiếp đến bệnh viện gần nhất để hỏi xin chỉ định của các bác sĩ có chuyên môn.
3. Báo hiệu thai chết lưu
Nếu như trong thời gian dài, những cơn co thắt xảy ra không đều. Có khi ít, có khi nhiều, có khi yếu, có khi mạnh thì sản phụ nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Đây có thể là dấu hiệu của thai chết lưu trong bụng, cần được xử lý để tránh gây những hậu quả đáng tiếc.
V. Nên làm gì khi xuất hiện co thắt tử cung sau chuyển phôi
Các cơn co thắt tử cung sau chuyển phôi là hiện tượng không hiếm gặp. Vì thế mẹ bầu không cần quá lo lắng với tình trạng này. Thay vào đó, hãy thực hiện những lưu ý sau:
1. Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi thư giãn nhẹ nhàng mang đến hiệu quả rõ rệt trong việc giảm thiểu cường độ của các cơn đau. Khi xuất hiện các cơn co thắt nhẹ, mẹ bầu có thể thư giãn, nằm xuống tại chỗ, thả lỏng cơ thể để giảm cảm giác khó chịu.
Để dễ chịu hơn, chị em có thể lấy túi chườm ấm để chườm nhẹ vùng bụng (không sử dụng túi chườm có nhiệt độ quá cao gây ảnh hưởng đến phôi thai nhi).
2. Hỏi ý kiến bác sĩ
Đừng quên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về tình trạng của bản thân. Hãy ghi nhớ những hiện tượng của cơ thể, bởi dù co bóp tử cung là tình trạng thường gặp. Xong vẫn có khả năng chúng là dấu hiệu của những nguy cơ có hại cho quá trình thai kì của mẹ và phát triển của bé.
Tích cực tham khảo và thực hiện theo chỉ định của chuyên gia sẽ giúp bạn có thai kì mạnh khoẻ và dễ dàng hơn.
Co bóp tử cung sau chuyển phôi không phải là hiện tượng bất thường. Tuy nhiên, chị em không nên chủ quan trước bất cứ tín hiệu nào của cơ thể. Hãy lắng nghe tình trạng của bản thân và đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Chúc bạn có một thai kì khoẻ mạnh và đừng quên theo dõi blog của viện Mô phôi lâm sàng Quân đội để trau dồi những thông tin chăm sóc sức khỏe thai kỳ.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11