Bệnh vô sinh ở độ tuổi dậy thì ngày càng có dấu hiệu tăng, đe dọa đến khả năng sinh sản của cả hai giới. Do đó, việc nhận biết những dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì ở nữ và nam thời điểm này rất quan trọng. Góp phần giúp quá trình điều trị thuận lợi, hạn chế biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
I. Độ tuổi dậy thì có bị vô sinh không?
Vô sinh là bệnh lý thường gặp ở những người trong độ tuổi sinh sản. Nếu cả người nam và nữ thực hiện giao hợp đều đặn, nhưng 1 thời gian dài vẫn không đậu thai sẽ được xem là vô sinh. Vô sinh có thể xuất phát do người nam hoặc người nữ, cũng có thể do cả hai.
Vậy độ tuổi dậy thì có bị vô sinh không? Rất nhiều trường hợp bị vô sinh trước đó nhưng không hề hay biết. Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể cũng đã có những dấu hiệu báo trước tình trạng sinh sản. Nhưng thực tế rất ít người để ý những triệu chứng này. Chỉ sau này lập gia đình, khi có ý định có con mới biết mình bị vô sinh.
Như vậy, độ tuổi dậy thì có bị vô sinh không câu trả lời có. Các bạn có thể dựa vào những bất thường ở vùng kín để biết mình có bị vô sinh không.
Ở nam và nữ sẽ có dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì không giống nhau. Các bạn cùng tiếp theo theo dõi phần tiếp theo của bài viết để nhận biết vô sinh ở cả hai giới.
II. Những dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì ở nữ
Giống như các dấu hiệu vô sinh ở phụ nữ trưởng thành. Những dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì ở nữ thường tập trung ở vùng kín, chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể như sau:
1. Cơ quan sinh sản chậm phát triển
Dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì nữ đầu tiên chúng tôi muốn nói đến đó là cơ quan sinh sản phát triển kém. Cụ thể, nếu sau vài năm bé gái thấy mình có ngực có kích thước nhỏ bất thường. Hãy nghĩ ngay đến biểu hiện của vô sinh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể thiếu nội tiết tố nữ. Nội tiết tố này không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản mà còn tác động đến chất lượng trứng. Trứng lúc này có thể sẽ gặp các bất thường về chất lượng nên sau này mang thai sẽ khó khăn.
2. Không có kinh thời gian dài
Nếu qua tuổi 18 mà chưa xuất hiện ngày đèn đỏ hoặc đã có nhưng mất kinh liên tiếp trong nửa năm. Trường hợp này nên đi kiểm tra sớm vì có thể do vô sinh gây ra.
Bé gái bị mất kinh thường do cấu tạo vùng kín bị dị tật, suy buồng trứng hoặc việc rụng trứng gặp bất thường.
3. Khí hư bất thường
Khi kinh nguyệt xuất hiện, nữ giới sẽ thấy vùng kín có chất nhầy không mùi, màu trắng trong, thường được gọi là khí hư.
Nếu thấy khí hư có màu sắc khác lạ, có mùi hôi… Có thể vùng kín đang bị nấm, vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Hoặc khí hư bất thường cũng có thể do các bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản gây ra.
4. Kinh nguyệt rối loạn
Thường trong vài năm đầu, chu kỳ nguyệt san của bé gái sẽ không đều. Tuy nhiên, nếu tình trạng kinh nguyệt không đều vẫn tiếp diễn sau đó cần phải lưu ý.
Cụ thể, nếu thấy kinh nguyệt kéo quá hoặc ngắn bất thường. Thời gian hành kinh quá ít hoặc nhiều hơn 1 tuần chứng tỏ kinh nguyệt bất thường. Triệu chứng này cảnh báo vùng kín đang bị viêm nhiễm hoặc do rối loạn nội tiết tố gây nên.
Kinh nguyệt bị rối loạn kéo dài đến độ tuổi sinh sản sẽ cản trở đến việc trứng và tinh trùng gặp nhau. Do đó, nữ giới mắc bệnh vô sinh là điều khó tránh khỏi.
5. Đau ở các cơ quan sinh sản
Dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì nữ không nên bỏ qua chính là xuất hiện tình trạng đau ở bộ phận sinh dục. Cơn đau có thể xuất hiện trong ngày đèn đỏ, đau khi đi tiểu tiện. Vị trí đau có thể là ở bụng dưới, vùng chậu, âm đạo…
Dấu hiệu đau này cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh phụ khoa nào đó. Những bệnh lý này đều đe dọa đến khả năng sinh sản của chị em nên phải điều trị sớm.
III. Những dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì nam
Đau tinh hoàn, xuất tinh sớm, tinh dịch bất thường… Là những dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì nam phổ biến. Cụ thể:
1. Rối loạn cương dương
Nếu nam giới quay tay hoặc giao hợp với bạn tình nhưng “cậu nhỏ” không thể cương hoặc cương cứng ngắn không đủ để quan hệ. Rất có thể đây là biểu hiện của bệnh vô sinh ở độ tuổi dậy thì nam.
Theo các bác sĩ, một trong những nguyên nhân rối loạn cương là do nam giới độ tuổi dậy thì là thiếu hụt Testosterone. Nếu cơ thể không đủ Testosterone thì chất lượng tinh trùng không chất lượng. Ngoài ra, nam giới không cương nên không thể giao hợp để tinh trùng gặp trứng thụ thai.
2. Tinh hoàn teo, sưng đau
Tinh hoàn bất thường là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý liên quan đến khả năng sinh sản. Bao gồm:
- Teo tinh hoàn;
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh;
- Tinh hoàn ẩn;
- Viêm nhiễm tinh hoàn.
Nam giới tuổi dậy thì nếu xuất hiện triệu chứng sưng đau, teo tinh hoàn hãy nhanh chóng đi kiểm tra. Bởi bệnh lý trên là nguyên nhân chính gây vô sinh ở nam giới.
3. Dậy thì muộn
Ở nam giới, tuổi dậy thì sẽ bắt đầu vào độ tuổi 10 – 13. Nếu nam giới bước vào độ tuổi này mà chưa có dấu hiệu dậy thì như giọng trầm, dương vật lớn, có lông mu, xuất tinh…sẽ được xem là dậy thì muộn.
Dậy thì muộn không chỉ tác động đến thể chất mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Lúc này, cơ quan sinh sản không phát triển nên quá trình sản xuất tinh trùng sẽ bị ảnh hưởng. Khi tinh trùng không được đảm bảo thì việc mang thai là điều khó xảy ra.
4. Tinh dịch bất thường
Nếu trong quá xuất tinh thấy tinh dịch có màu bất thường, loãng hoặc tinh dịch ít… Cũng có thể là dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì nam không nên bỏ qua.
5. Khó tiểu tiện
Triệu chứng vô sinh ở tuổi dậy thì nam tiếp theo đó là những bất thường về tiểu tiện. Nam giới sẽ gặp các triệu chứng như mắc tiểu nhiều lần trong ngày, khó đi tiểu, lúc đi tiểu bị buốt đau. Nhiều trường hợp trong nước tiểu còn có mủ hoặc máu.
Triệu chứng bất thường về tiểu tiện kể trên đều là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến tiền liệt tuyến hay đường tiết niệu. Những bệnh lý này nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
IV. Trẻ có dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì khắc phục thế nào?
Khi phát hiện bản thân có dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì đều khiến các bạn trẻ lo lắng, bất an. Để sớm chữa bệnh dứt điểm, không ảnh hưởng đến chuyện con cái sau này. Các bạn cần phải tìm đến địa chỉ điều trị uy tín để khắc phục sớm.
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định một số thăm khám và kiểm tra. Khi đã xác định được nguyên nhân sẽ có phác đồ chữa bệnh phù hợp nhất.
- Nội khoa: Nếu nguyên nhân do các bệnh viêm nhiễm vùng kín, người bệnh sẽ chỉ định dùng thuốc. Hoặc phương pháp này cũng có thể chỉ định trong trường hợp liên quan đến nội tiết tố, vấn đề rụng trứng.
- Ngoại khoa: Chỉ định cho các bệnh viêm nhiễm ở giai đoạn nặng, bất thường ở vòi trứng, dương vật.
- Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (IUI, IVF): Những phương pháp này mang đến hiệu quả cao trong việc hỗ trợ mang thai. Tuy nhiên, hiện tại ở độ tuổi dậy thì chưa cần sử dụng đến. Nếu sau khi kết hôn vẫn gặp khó khăn trong việc kết hôn, các bạn có thể tham khảo.
Trên đây là tổng hợp các dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì ở nam và nữ. Nếu có các triệu chứng kể trên hãy kiểm tra sớm và điều trị. Bên cạnh tuân thủ phác đồ của bác sĩ, các bạn trẻ hãy hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học để sức khỏe sinh sản không bị ảnh hưởng.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 09/09 đến ngày 15/09!
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Người chắp cánh ước mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình!
Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!