Tình hoàn là cơ quan quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh sản của nam giới. Đây được xem là “nhà máy” sản xuất tinh trùng. Vì vậy, các bất thường xảy ra với tinh hoàn nam giới cần hết sức lưu ý. Mỗi nam giới bình thường sẽ có hai tinh hoàn: tinh hoàn trái và tinh hoàn phải. Đau tức tinh hoàn là tình trạng khá phổ biến ở nam giới. Vậy khi đau tức tinh hoàn có nguy cơ vô sinh không?
✅Ngày 01/03/2024: Mắc hội chứng buồng trứng đa nang nên IUI hay IVF?
✅Ngày 29/02/2024: Thời điểm lý tưởng nhất để chuyển phôi trữ là gì?
✅Ngày 01/03/2024: 3 phương pháp hỗ trợ sinh sản giúp bố mẹ đón con yêu tại Viện!
✅Ngày 29/02/2024: Những xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán vô sinh nam.
✅Ngày 14/04/2023: Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
✅Ngày 25/01/2024: Các bệnh lý thường gặp gây rối loạn hormone nữ.
✅Ngày 20/05/2023: Hội chứng Down có thể điều trị không?
Một số nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn
Tinh hoàn là gì?
Tinh hoàn là cơ quan hình bầu dục trong hệ thống sinh sản của nam giới. Tinh hoàn là một cặp cơ quan sản xuất tinh trùng duy trì sức khỏe của hệ thống sinh sản nam giới. Tinh hoàn được gọi là tuyến sinh dục. Chúng được chứa trong một túi da gọi là bìu. Phần bìu treo bên ngoài cơ thể ở phía trước vùng xương chậu gần đùi.
Các cấu trúc bên trong tinh hoàn rất quan trọng cho việc sản xuất và lưu trữ tinh trùng cho đến khi chúng đủ trưởng thành để xuất tinh.
Tinh hoàn gồm hai phần là mạch máu và những ống sinh tinh. Độ dài của mỗi tinh hoàn khoảng 4 – 5cm, được bao bọc bên trong bao xơ dày (cân trắng). Ở đây, chúng sẽ phân chia để tạo thành khoảng 200 – 400 thùy nhỏ.
Những thùy này lại chứa khoảng 2 – 4 ống sinh tinh, được phân tách bởi các vách xơ. Những ống này dạng cuộn xoắn, có chức năng sản sinh tinh trùng.
Ống sinh tinh là nơi tinh trùng được sản xuất trong quá trình sinh tinh. Khi những tế bào tinh trùng phát triển và trưởng thành, chúng di chuyển tới ống dẫn rộng hơn. Sau đó, chúng lại được chuyển tới một ống cuộn chặt bên ngoài mỗi tinh hoàn (mào tinh hoàn). Đây là nơi những tế bào tinh trùng được lưu trữ, trưởng thành hoàn toàn.
Chức năng của tinh hoàn
Theo cấu tạo, tinh hoàn đảm nhận hai chức năng trong cơ thể của nam giới gồm ngoại tiết và nội tiết, cụ thể:
- Ngoại tiết: Chức năng này được thể hiện qua việc sản sinh tinh trùng. Một lượng lớn tinh trùng sẽ nằm ở ống dẫn tinh. Trong khi, phần nhỏ được dự trữ tại mào tinh.
- Nội tiết: Chức năng này thể hiện qua việc sản xuất hormone sinh dục nam, phần lớn là testosteron. Hormone này giúp quyết định và củng cố những đặc tính sinh dục ở nam giới. Đồng thời giúp hệ sinh dục hoạt động và thực hiện những chức năng như bình thường.
Một số nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn
Nếu bạn gặp phải tình trạng đau tinh hoàn thì nguyên nhân có thể do:
Viêm tinh hoàn, mào tinh
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng nhiễm trùng mào tinh hoàn, đây là cơ quan mà tinh trùng trưởng thành trước khi xuất ra ngoài cơ thể. Viêm mào tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tinh hoàn. Nguyên nhân của những trường hợp trên có thể do vi khuẩn hoặc virus, mà chủ yếu là những tác nhân lây truyền qua tình dục không an toàn.
Các triệu chứng có thể bao gồm: mệt mỏi, sốt; buồn nôn, nôn; đau tinh hoàn; sưng, nóng ở một hoặc cả hai tinh hoàn; thay đổi màu sắc vùng bìu.
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn xảy ra khi thừng tinh bị xoắn và cắt đứt nguồn cấp máu cho tinh hoàn. Nếu tình trạng này không được điều trị trong vòng sáu giờ, tinh hoàn sẽ rơi vào trạng thái tổn thương không thể hồi phục.
Bên cạnh triệu chứng đau tức tinh hoàn thì có một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như: buồn nôn; đỏ hoặc sẫm màu da bìu; cơn đau đột ngột, dữ dội xảy ra ở một bên bìu; sưng ở bìu; nôn mửa.
Tình trạng xoắn tinh hoàn cần được cấp cứu và xử lý trong vòng 6 giờ kể từ khi người bị bắt đầu xuất hiện các cơn đau. Trường hợp xử lý trễ có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phái mạnh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Đau tinh hoàn và bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới tuổi dậy thì và phần lớn là ở tinh hoàn trái. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường phát triển dần theo thời gian, không có triệu chứng rõ ràng giai đoạn đầu. Người bệnh có nguy cơ bị teo, co tinh hoàn do nhiệt độ tinh hoàn tăng làm chết tế bào.
Chấn thương
Tai nạn xảy ra khi chơi thể thao, sinh hoạt, làm việc,… dẫn đến chấn thương có thể làm vỡ, tắc mạch, xuất huyết tinh hoàn. Người bệnh có triệu chứng sưng, đau phần bìu, tinh hoàn và bụng dưới. Những trường hợp này cần can thiệp xử lý sớm để tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh lý sinh sản của nam giới.
Và còn một số nguyên nhân khác.
Đau tức tinh hoàn có nguy cơ vô sinh không?
Tốt nhất bạn nên đi khám khi có bất kỳ triệu chứng nào sau đây đi kèm với đau tinh hoàn:
- Thay đổi màu sắc vùng bìu
- Buồn nôn, nôn
- Tiết dịch bất thường hoặc có máu hoặc dịch đục từ niệu đạo
- Sưng tinh hoàn
- Cơn đau tăng dần.
🔥🔥🔥🔥XEM THÊM: Xuất tinh bình thường có nguy cơ vô sinh hiếm muộn không?
Tinh hoàn là cơ quan rất quan trọng đối với khả năng sinh sản của nam giới. Nếu đau tinh hoàn dẫn đến các bệnh lý khác sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trường hợp xấu nhất là viêm tinh hoàn cả hai bên và làm teo nhỏ chúng. Nếu bị teo lại đồng nghĩa với việc tinh trùng của nam giới sẽ ít đi, nồng độ testosterone gây yếu sinh lý hay giảm ham muốn tình dục. Khi này, tinh hoàn không còn khả năng sản sinh testosterone hay tinh trùng khiến nam giới mất đi ham muốn và không thể có con.
Vì vậy, khi có triệu chứng bất thường cách tốt nhất hãy đến cơ sở thăm khám để tìm ra chính xác nguyên nhân và căn bệnh mắc phải để điều trị kịp thời.
Khi thấy có các triệu chứng bị đau tinh hoàn dù ít hay nhiều bạn cũng nên nhanh chóng đến cơ sở thăm khám để tránh hệ lụy về sau, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11