Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây là nơi phôi thai đã thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi. Chính vì vậy, bất kỳ một sự bất thường nào tại đây cũng ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Dính buồng tử cung là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vậy dính buồng tử cung ảnh hưởng gì đến mang thai?
🌱Ngày 27/11/2023: Chưa quan hệ tình dục có mắc viêm lộ tuyến không?
🌱Ngày 24/11/2023: Liệu có loại thuốc nào có thể chữa khỏi đa nang buồng trứng không?
🌱Ngày 27/11/2023: Điều trị thành công cho bệnh nhân tụ dịch vết mổ đẻ
🌱Ngày 30/11/2023: Thuốc đặt Cyclogest trong điều trị hiếm muộn
🌱Ngày 29/11/2023: Tác dụng của thuốc nội tiết sau chuyển phôi là gì?
🌱Ngày 28/11/2023: Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Nguyên nhân nào gây ra dính buồng tử cung?
Dính buồng tử cung là gì?
Tử cung là cơ quan vô cùng quan trọng, thực hiện chức năng sinh sản của người phụ nữ. Tử cung có cấu tạo gồm lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp nội mạc. Trong đó, lớp nội mạc tử cung gồm 2 lớp, lớp nằm phía trên là lớp chức năng, lớp nằm phía dưới là lớp đáy. Thông thường, vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp chức năng sẽ bong ra và bị thải ra ngoài gọi là hiện tượng hành kinh, còn lớp đáy sẽ thực hiện nhiệm vụ tái tạo lại lớp nội mạc chức năng sau mỗi khi hành kinh.
Phân loại dính buồng tử cung
Dính buồng tử cung chia làm hai dạng:
- Dính buồng tử cung hoàn toàn: Thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau dính hoàn toàn vào nhau. Đây chính là nguyên nhân gây vô kinh và vô sinh thứ phát ở phụ nữ.
- Dính buồng tử cung một phần: Thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau chỉ dính vào nhau một phần, chị em vẫn có chu kỳ kinh nguyệt với số ngày hành kinh và lượng máu kinh giảm. Trường hợp này chị em vẫn có thể mang thai, nhưng dễ bị sảy thai và hạn chế trong sự phát triển thai.
Nếu bị dính một phần buồng tử cung, chị em vẫn có kinh nguyệt. Nhưng sẽ giảm số ngày hành kinh và lượng máu kinh. Nếu bị toàn bộ, chị em sẽ bị tắt kinh hẳn vì không có nội mạc bong ra gây chảy máu.
Dấu hiệu nhận biết dính buồng tử cung
Kinh nguyệt không đều
Đây là biểu hiện điển hình nhất của bệnh. Thông thường, vào mỗi chu kỳ kinh, lớp nội mạc chức năng sẽ bong ra tạo thành máu kinh. Tuy nhiên, khi bị dính buồng tử cung, lớp nội mạc này không thể tăng sinh hoặc tăng sinh ít, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Lượng máu kinh sẽ phụ thuộc vào mức độ dính của buồng tử cung. Cụ thể:
- Buồng tử cung bị dính một phần: Vẫn xuất hiện kinh nguyệt đúng chu kỳ, tuy nhiên số ngày hành kinh và lượng máu kinh ít đi.
- Buồng tử cung bị dính hoàn toàn: Sau thủ thuật, hoặc phẫu thuật buồng tử cung có thể thấy kinh nguyệt xuất hiện lượng ít, giảm dần và sau đó không thấy kinh nữa.
Đau bụng dưới
Khoảng một tháng sau nạo phá thai hoặc bất kỳ thủ thuật liên quan ở tử cung, nếu chị em thấy đau râm ran ở bụng dưới thường xuyên và ngày càng trầm trọng, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ Sản Phụ khoa thăm khám, xác định có dính buồng tử cung hay không để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Không có thai mặc dù không sử dụng biện pháp tránh thai
Sau một thời gian ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai, nếu chị em vẫn không có thai. Nên đến cơ sở y tế để được chụp tử cung, vòi trứng, chẩn đoán tình trạng buồng tử cung. Bởi theo thống kê, khoảng 1,5% trường hợp vô sinh nữ có liên quan đến hiện tượng này.
Nguyên nhân gây dính buồng tử cung là gì?
- Nạo hút thai, phá thai là nguyên nhân chính gây dính tử cung. Thống kê cho thấy, khoảng 90% trường hợp gặp phải tình trạng này là do can thiệp nạo hút lấy thai.
- Phẫu thuật ở buồng tử cung như cắt u xơ tử cung dưới niêm mạc, hoặc cắt polyp buồng…
- Tình trạng viêm nhiễm nội mạc tử cung kéo dài, không được điều trị kịp thời và dứt điểm…
Dính buồng tử cung ảnh hưởng gì đến mang thai?
Mức độ ảnh hưởng của dính buồng tử cung phụ thuộc vào mức độ dính. Ngoài ra, còn phụ thuộc hiệu quả của phương pháp điều trị được áp dụng.
Nếu buồng tử cung chỉ bị dính một phần thì tinh trùng vẫn có khả năng đi tìm trứng để thụ tinh. Và phôi vẫn có thể di chuyển vào buồng tử cung tìm vị trí làm tổ. Tuy nhiên, do không gian buồng tử cung bị giảm đi nên thai dễ bị sẩy.
Mặt khác, buồng tử cung bị dính sẽ mất đi độ đàn hồi tự nhiên. Do đó không thể đáp ứng được sự phát triển lớn dần của thai nhi. Điều này dễ gây sinh non và hạn chế sự phát triển của thai. Sau khi sinh, nếu nhau thai bám quá chặt vào nơi buồng tử cung không có lớp nội mạc có thể gây băng huyết ở người mẹ.
Trong khi đó, kinh nguyệt là tín hiệu quan trọng, báo hiệu sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Nếu vô kinh tức là không có hiện tượng trứng chín và rụng xuống, đồng nghĩa không thể có trứng gặp tinh trùng và thụ tinh, phụ nữ mất đi khả năng mang thai.
Trường hợp buồng tử cung bị dính hoàn toàn, tinh trùng không thể di chuyển vào sâu bên trong để thụ tinh với trứng. Đây chính là nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ.
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11
Xét nghiệm AMH có cần nhịn ăn sáng không?
AMH là chỉ số nội tiết rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh ...
Th11