Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi sẽ có thể xuất hiện ngay kể từ khi hoàn tất quá trình chuyển phôi. Liệu đây có phải là tin vui đến sớm với mẹ hay là phản ứng tự nhiên của cơ thể sau thụ tinh? Tất cả thắc mắc trên sẽ được chuyên gia của viện Mô phôi lâm sàng Quân đội giải đáp trong bài viết dưới đây.
I. Tại sao sau chuyển phôi hay bị xì hơi?
Nguyên lý của xì hơi là từ lượng khí sinh ra bởi các vi sinh vật đường ruột trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Lượng khí này tích tụ đến một lượng nhất định thì bị cơ thể đào thải qua đường hậu môn.
Xì hơi là hiện tượng tự nhiên của con người, ai cũng gặp phải. Dẫu nó không phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng xong xì hơi gây mất tự nhiên trong giao tiếp. Gây ngại ngùng và tạo ra những bất tiện nhất định trong quá trình sinh hoạt.
Theo thống kê, có hơn 50% phụ nữ trải nghiệm xì hơi liên tục. Trong khoảng từ 3 đến 5 ngày sau khi hoàn tất quá trình chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm. Rất nhiều chị em lo lắng trước tình trạng xì hơi liên tục khó tự chủ này.
Tác nhân chính dẫn đến hiện tượng xì hơi ở mẹ bầu IVF giai đoạn tiền mang thai. Chính là lượng tăng đáng kể của mật độ hormone progesterone hình thành trong dạ dày và đường ruột của mẹ.
Chính lượng tăng hormone này đã khiến hoạt động của dạ dày và nhu động ruột yếu hơn bình thường. Dạ dày tiết ít lượng axit hơn bình thường, chính vì thế, thức ăn chậm tiêu hơn, và từ đó sản sinh ra nhiều khí hơn. Hệ quả của quá trình này là mẹ xì hơi liên tục.
II. Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi báo hiệu điều gì?
Mặc dù gây ra những tình huống khó xử trong giao tiếp. Tuy nhiên theo các chuyên gia của Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội thì đây chính là một trong những dấu hiệu báo tin mừng đến gia đình.
Điều này phần nào khẳng định quá trình thụ tinh ống nghiệm đã thành công và bạn đang chuẩn bị đón chờ một thiên thần lớn dần trong bụng. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở các mẹ bầu IVF mà ngay cả ở những phụ nữ mang thai bằng phương pháp thụ tinh tự nhiên.
Tuy vậy, ngoài báo tin vui, có thể xì hơi chỉ là hiện tượng hết sức tự nhiên đến từ cơ quan tiêu hoá của mẹ. Chính vì thế, để chắc chắn hơn, mẹ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa và tham khảo lời khuyên của các bác sĩ trực tiếp điều trị.
✔️✔️✔️ BẠN NÊN BIẾT: Hướng dẫn chi tiết: Cách đặt thuốc sau chuyển phôi chuẩn xác
III. Bị xì hơi nhiều sau khi chuyển phôi có cần lo lắng?
Bạn không cần quá lo lắng khi cơ thể liên tục xì hơi. Đây không phải là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng đường tiêu hoá. Nguồn cơn của triệu chứng xì hơi liên tục có thể chỉ bắt nguồn từ lượng và tốc độ tiêu hoá thức ăn mà mẹ đưa vào cơ thể.
Vì thế, nếu gặp phải hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi, mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó hãy giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh và tâm lý thoải mái.
IV. Biện pháp giảm xì hơi sau chuyển phôi IVF
Một vài mẹo dưới đây sẽ giúp mẹ giảm tần suất xì hơi sau chuyển phôi. Hãy nhanh tay lưu lại mẹ bầu IVF nhé!
- Hạn chế dung nạp thức ăn giàu hàm lượng cacbonat: Cacbonat được tìm thấy trong nhiều đồ uống có ga và rượu. Do đó, khi uống thức uống này thường xuyên sẽ sinh ra khí gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, dẫn đến xì hơi. Vì thế, hãy cắt giảm thực phẩm chứa nhiều cacbonat để hạn chế tình trạng xì hơi.
- Ăn ít thực phẩm chứa nhiều đường: Đường và đồ ngọt có chứa các chất dễ bay hơi có thể làm tăng khí và khiến bạn xì hơi. Vì vậy, để hạn chế xì hơi, bạn cần sử dụng đường và đồ ngọt một cách điều độ.
- Bổ sung nhiều trái cây theo khẩu phần và khả năng: Cam hoặc nho là những loại trái cây có thể giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng xì hơi hàng ngày. Vì chúng tăng nhu động ruột, đồng thời kích thích tiêu hoá, giảm thiểu hiện tượng xì hơi.
- Bỏ thói quen hút thuốc và nhai kẹo cao su: Hút thuốc không chỉ gây hại cho mẹ và thai nhi trong tương lai mà còn là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xì hơi không tự chủ. Khi nhai kẹo cao su, bạn nuốt phải nhiều không khí. Đây có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xì hơi. Ngoài ra, khi hút thuốc, bạn hít vào nhiều không khí hơn. Đây cũng là lý do hiện tượng xì hơi liên tục xảy ra.
- Chia nhỏ bữa ăn Ăn thành nhiều bữa nhỏ, thường xuyên sẽ giúp giảm gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Ăn quá no một lúc hoặc nhịn đói lâu ngày sẽ làm phản ứng axit hóa trong dạ dày thăng hoa, sinh ra các chất dạng khí trong bụng, gây viêm dạ dày, viêm dạ dày. Thường xuyên chia nhỏ bữa ăn giúp mẹ bầu không bị no hoặc quá đói, làm giảm phản ứng dây chuyền trong dạ dày và giảm thiểu đầy hơi.
Đừng quá lo lắng khi cơ thể xuất hiện hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi. Đó có thể là tin mừng đến sớm với bạn và gia đình. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và đừng quên theo dõi blog của Viện Mô Phôi lâm sàng Quân Đội. Để cập nhập những bài viết chất lượng, những lời khuyên hữu ích của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thai sản.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 16/09 đến ngày 22/09!
Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?