Khám sức khoẻ tiền hôn nhân hiện nay được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Chuẩn bị một hành trang vững chắc để bước vào cuộc sống hôn nhân rất quan trọng. Điều này giúp bạn, bạn đời nắm được tình trạng sức khoẻ nói chung, sức khoẻ sinh sản nói riêng. Từ đó sẽ có những kế hoạch để bước vào đời sống hôn nhân bền vững.Vậy bạn nên khám sức khoẻ tiền hôn nhân vào thời điểm nào? Khám tiền hôn nhân bao gồm khám những gì?
🔥Ngày 26/05/2023: Mẹ bầu bị ho sau chuyển phôi nên làm gì?
🔥Ngày 28/04/2023: Tinh dịch loãng có nguy hiểm không?
🔥Ngày 19/04/2023: Nên chuyển một phôi hay nhiều phôi?
🔥Ngày 12/04/2023: Siêu âm bơm nước buồng tử cung là gì?
🔥Ngày 29/09/2023: Lạc nội mạc tử cung do nguyên nhân gì?
🔥Ngày 12/12/2023: Chương trình hỗ trợ 50% chi phí xét nghiệm phôi.
Tầm quan trọng của khám sức khoẻ tiền hôn nhân
Giai đoạn tiền hôn nhân là gì?
Tiền hôn nhân là giai đoạn từ lúc một người bắt đầu có khả năng sinh sản đến khi kết hôn, bao gồm cả trẻ vị thành niên khi đã bắt đầu có khả năng sinh sản, cho đến những người lớn tuổi hơn (30 – 40 tuổi) mà chưa từng kết hôn.
Thực tế hiện nay, các cặp đôi thường chỉ bắt đầu đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi chuẩn bị kết hôn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đi khám sớm hơn để sàng lọc các vấn đề sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, tốt nhất nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu là 3 – 6 tháng trước khi kết hôn để có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.
Vì sao khám sức khoẻ tiền hôn nhân rất quan trọng?
Khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ là một bước đệm giúp cuộc sống của bạn bền vững và yên tâm hơn. Dưới đây là một số lý do:
Trang bị kiến thức sinh hoạt vợ chồng
Tình dục hòa hợp là điều cực kỳ quan trọng đối với hạnh phúc gia đình. Những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm về tình dục, khám sức khỏe trước khi kết hôn sẽ trang bị cho họ kiến thức, tâm lý. Nhờ vậy, các cặp đôi sẽ tránh được những khúc mắc phát sinh trong sinh hoạt vợ chồng. Từ đó tiến tới hòa hợp tình dục – nền tảng quan trọng của một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Thể hiện trách nhiệm với bản thân và bạn đời
Nếu không biết được tình trạng sức khỏe của bản thân và bạn đời, hai bạn không thể lường trước những rủi ro có thể xảy ra sau khi về chung một nhà. Vợ hoặc chồng vô sinh, bị bệnh truyền nhiễm, con sinh ra dị tật… Khi đó, tình cảm vợ chồng không tránh khỏi sứt mẻ, thậm chí gãy gánh. Vì thế, hãy thể hiện trách nhiệm với mình và bạn đời bằng cách đi khám để tầm soát sức khỏe tiền hôn nhân.
Tầm soát bệnh truyền nhiễm
Trước khi bước vào đời sống hôn nhân, hai bạn cần làm các xét nghiệm tầm soát các bệnh truyền nhiễm. Ví dụ như viêm gan B, HIV, HCV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhờ đó, bạn sẽ hạn chế được khả năng lây bệnh cho bạn đời (nếu chẳng may bị bệnh). Từ đó sẽ có kế hoạch điều trị bệnh sớm.
Giúp phát hiện bệnh lý sinh sản
Khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân là sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở của người phụ nữ. Tạo tiền đề cho sự ra đời của những em bé khỏe mạnh sau này. Trong trường hợp một trong hai người gặp vấn đề về sinh sản bác sĩ sẽ có giải pháp can thiệp kịp thời.
Phát hiện bệnh lý di truyền
Bác sĩ cũng sẽ khai thác tiền sử gia đình, tiền sử bệnh lý của vợ chồng bạn. Trên cơ sở đó đánh giá liệu hai bạn có mang gen di truyền bệnh lý hay không. Đây là lý do rất quan trọng vì có những bệnh lý nếu cả hai bố mẹ đều mang gen sẽ có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh.
Khám tiền hôn nhân bao gồm khám những gì?
Khám sức khỏe tổng quát
- Đo huyết áp, tổng phân tích nước tiểu,
- Chụp X-quang lồng ngực, điện tâm đồ, kiểm tra chức năng gan, thận…
- Khai thác tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: đã mắc các bệnh lý/bệnh truyền nhiễm nào trước đây chưa, đã trải qua những lần phẫu thuật nào, môi trường làm việc có tiếp xúc với chất độc hại không, có gặp phải các tai nạn, thương tích không…
- Khai thác bệnh sử gia đình: người thân trong gia đình mắc những bệnh gì, có di truyền không…
- Sàng lọc di truyền: Sàng lọc người lành mang gen bệnh giúp dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho những đứa con tương lai.
Sàng lọc một số bệnh phổ biến trong cộng đồng
Sàng lọc bệnh di truyền Thalassemia khá phổ biến trong cộng đồng
Tầm soát một số bệnh lây qua đường tình dục
Xét nghiệm sàng lọc HIV, Viêm gan B, giang mai
Khám sức khỏe sinh sản
- Đối với nữ giới: Bác sĩ sẽ thực hiện khám nhũ, chụp nhũ ảnh, siêu âm tuyến vú; soi tử cung, âm đạo, kiểm tra vòi trứng, buồng trứng; siêu âm tuyến vú; soi tươi dịch âm đạo; kiểm tra hormone sinh dục: estrogen, LH, FSH, progesterone.
- Đối với nam giới: Xét nghiệm tinh dịch đồ; xét nghiệm dịch niệu đạo; nội tiết tố sinh dục…
Trước khi khám sức khoẻ tiền hôn nhân cần chuẩn bị gì?
Do việc khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm cả việc khám tổng thể, khám phụ khoa, nam khoa cũng như việc kiểm tra, xét nghiệm nên trước khi đến khám các cặp đôi nên chuẩn bị những việc sau:
- Cung cấp cho các bác sĩ đầy đủ thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh của gia đình và tiền sử bệnh bản thân,… Lưu ý không che giấu về tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để tránh những ảnh hưởng về sức khỏe không đáng có trong tương lai.
- Nên nhịn ăn từ 6 đến 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm máu.
- Nên uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm ổ bụng để hình ảnh siêu âm rõ nét nhất.
- Nên mặc những bộ đồ đơn giản để thuận tiện trong quá trình thăm khám. Lưu ý không nên đeo quá nhiều phụ kiện kim loại khi đi thăm khám.
- Không nên sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống cà phê, các loại rượu bia trước khi đi khám.
- Kiêng quan hệ tình dục khoảng 3 ngày trước khi đi khám.
- Đối với nữ giới: Không đi khám vào những ngày “đèn đỏ” hay khi đang đặt thuốc âm đạo.
- Đối với nam giới: Kiêng xuất tinh trong khoảng 2 đến 5 ngày để có kết quả tinh dịch đồ chính xác nhất.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 16/09 đến ngày 22/09!
Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?