Kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên trên thực tế có những người phụ nữ đã đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt. Đây là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới. Và liệu không có kinh nguyệt có thể mang thai không? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Vô kinh là gì?
Vô kinh là tình trạng nữ giới không có kinh dù đã qua tuổi dậy thì, chưa mang thai và chưa mãn kinh. Vô kinh là tình trạng không xuất hiện kinh nguyệt liên tục một thời gian hoặc vĩnh viễn do rối loạn chức năng vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng , tử cung hoặc âm đạo.
Vô kinh được chia thành 2 loại:
- Vô kinh nguyên phát: là trường hợp đã quá tuổi đáng lẽ phải có kinh mà vẫn không có
- Vô kinh thứ phát: là người phụ nữ đã từng có kinh từ một lần trở lên nhưng lại không có trong 3 chu kỳ liên tục (có thể là trên dưới 3 tháng) trở lên.
2. Nguyên nhân dẫn đến vô kinh
Nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát
Có nhiều nguyên nhân gây vô kinh. Trong đó, các nguyên nhân gây ra vô kinh nguyên phát (ở phụ nữ chưa bao giờ có kinh nguyệt), gồm có:
- Suy buồng trứng
- Các bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) hoặc tuyến yên (một tuyến trong não tạo ra các hormone liên quan đến kinh nguyệt)
- Các bệnh lý ở cơ quan sinh sản.
💁♀️💁♀️💁♀️Bạn nên biết: Những bí kíp giúp niêm mạc tử cung đẹp trước chuyển phôi
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát không xác định được.
Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát
Các nguyên nhân phổ biến gây vô kinh thứ phát (khi người phụ nữ đã có kinh nguyệt bình thường nhưng có thời gian dài ngừng kinh) bao gồm:
- Thai kỳ
- Cho con bú
- Ngừng sử dụng biện pháp tránh thai
- Mãn kinh
- Sử dụng một số phương pháp tránh thai như Depo – Provera.
- Căng thẳng
- Thiếu dinh dưỡng
- Trầm cảm
- Sử dụng một số loại thuốc theo toa
- Giảm cân nhanh chóng
- Tập thể dục quá sức
- Đang ốm, mệt mỏi
- Tăng cân đột ngột hoặc rất thừa cân (béo phì)
- Mất cân bằng nội tiết tố do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
3. Không có kinh nguyệt có thể thai mang không?
Phụ nữ bị vô kinh nguyên phát có thể vô sinh. Nếu chưa từng hành kinh thì rất có thể người phụ nữ không thể rụng trứng. Không rụng trứng thì sẽ không có trứng để thụ tinh với tinh trùng, do đó không thể mang thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khắc phục tình trạng vô kinh nguyên phát và điều chỉnh khả năng rụng trứng để cải thiện khả năng sinh sản. Nếu không thể chữa khỏi vô kinh nguyên phát sẽ không bao giờ có kinh nguyệt tự nhiên và gần như chắc chắn sẽ phải dùng trứng hiến tặng để thụ thai.
Vô kinh thứ phát cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ vì không rụng trứng. Có những trường hợp vô kinh thứ phát xảy ra nhưng không ảnh hưởng đến khả năng mang thai, ví dụ một số phụ nữ đang cho con bú không có kinh nhưng vẫn rụng trứng và có thể mang thai mà không có kinh.
Với các trường hợp vô kinh thứ phát, bác sĩ cũng có thể khắc phục tình trạng vô kinh thứ phát và điều trị rụng trứng bằng cách cách bổ sung hormone hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u trên các tuyến sản xuất hormone.
Riêng trường hợp buồng trứng đa nang hoặc suy buồng trứng gây vô kinh thứ phát, bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa sinh sản để được hỗ trợ thụ thai bằng các phương pháp như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm hoặc hiến noãn.
Trên đây là những thông tin quan trọng về không có kinh nguyệt có thể mang thai không. Câu trả lời là tuỳ vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng này. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để có giải pháp phù hợp.
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12