Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất hiện nay. Từ khi phương pháp này ra đời đã giúp hàng triệu người được làm cha mẹ. Tuy nhiên, đây cũng là một phương pháp có quy trình hết sức phức tạp. Mỗi giai đoạn của thụ tinh trong ống nghiệm đều cần được thực hiện rất cẩn trọng. Nếu như có bất kì một sai sót nào, kết quả điều trị có thể không đạt hiệu quả. Chính vì vậy, sau chuyển phôi luôn tạo cho người bệnh tâm lý lo lắng và có nhiều thắc mắc. Chuyển phôi là bước cuối cùng trong chu trình điều trị IVF. Dưới đây là một số dấu hiệu có thể xuất hiện sau chuyển phôi mà bệnh nhân cần lưu ý.
Ngày 04/04/2025: Phân loại phôi được tiến hành như thế nào?
Ngày 04/04/2025: Hiện nay bảo hiểm y tế có chi trả cho điều trị hiếm muộn không?
Ngày 04/04/2025: Khi bị tắc hai vòi trứng có làm IVF được không?
Ngày 04/04/2025: Những lưu ý khi hoàn thiện hồ sơ điều trị IVF tại Viện.
Ngày 04/04/2025: Hội chứng thực bào máu nguy hiểm như thế nào?
Khi nào bệnh nhân được chuyển phôi?
Thụ tinh trong ống nghiệm là gì? Thụ tinh trong ống nghiệm(In vitro fertilization – IVF) là kỹ thuật lấy tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ để thụ tinh trong phòng thí nghiệm, tạo thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để làm tổ, bắt đầu một thai kỳ. Phôi được nuôi ngày 3 gọi là phôi ngày 3, phôi nuôi lên ngày 5 gọi là phôi ngày 5.
Điều thụ tinh trong ống nghiệm gồm những bước nào?
Một ca điều trị IVF gồm có nhiều bước khác nhau như:
- Khám và hoàn thiện hồ sơ,
- Kích thích buồng trứng,
- Chọc hút noãn, tạo phôi,
- Sinh thiết phôi (nếu có),
- Trữ đông phôi (nếu có phôi trữ đông, chuyển phôi đông lạnh),
- Chuẩn bị niêm mạc tử cung (đối với trường hợp chuyển phôi đông lạnh),
- Chuyển phôi.
- Thử thai sau khoảng 12 ngày chuyển phôi.
Quy trình chuyển phôi
Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc phôi ngày 5, ngày 6.
Tại Viện Mô phôi, bệnh nhân có thể được chỉ định chuyển phôi tươi hặc phôi đông lạnh.
Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm (siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên màn hình siêu âm)
- Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
- Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter.
- Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi. Dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
🌳🌳🌳🌳ĐỌC NGAY: Đón con yêu khoẻ mạnh sau 6 năm vô sinh thứ phát

Sau chuyển phôi bao lâu nên thử thai?
Bệnh nhân nên xét nghiệm beta hCG sau 12 ngày chuyển phôi. Bác sĩ không khuyến khích thử thai bằng que thử thai vì có thể có kết quả dương tính/âm tính giả.
Một số dấu hiệu có thể xuất hiện sau chuyển phôi
Sau chuyển phôi, triệu chứng mà các bệnh nhân gặp phải sẽ tùy cơ địa mỗi người. Mỗi bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Thậm chí trên cùng một bệnh nhân, dấu hiệu và thay đổi cơ thể giữa những lần mang thai (nếu bạn đã từng có thai trước đây) cũng có sự khác biệt.
Một số triệu chứng thường gặp sau chuyển phôi:
- Tăng tiết dịch âm đạo
Trong những ngày đầu sau chuyển phôi do tác dụng của progesterone đặt âm đạo gây tăng tiết dịch. Đây là hiện tượng bình thường.
- Ra dịch nâu
Ra dịch nâu sau chuyển phôi có thể gặp do catheter chuyển phôi đi qua cổ tử cung để đưa phôi vào buồng tử cung. Triệu chứng này thường hết 2-3 ngày sau chuyển phôi.

- Căng ngực
Thay đổi về vú do các nội tiết mà bạn sử dụng trước chuyển phôi (estrogen và progesterone). Điều này là hoàn toàn bình thường.
- Nôn và buồn nôn
Đây là dấu hiệu thường gặp do nồng độ nội tiết trong cơ thể bệnh nhân tăng cao.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường
Do nồng độ hCG tăng (hCG do có thai hoặc sau khi tiêm hCG để gây trưởng thành noãn).
- Khó chịu vùng bụng và lưng
Có thể gập đau lâm râm bụng dưới và mỏi lung do thay đổi của nội tiết sau khi kích trứng và chuẩn bị nội mạc tử cung.
Trên đây là một số thay đổi của cơ thể sau chuyển phôi. Có bệnh nhân có thể gặp hết các dấu hiệu, có bệnh nhân chỉ một vài dấu hiệu. Nhưng cũng có trường hợp không có dấu hiệu nào. Việc gặp dấu hiệu trên hay không không chứng minh được bạn có mang thai hay không.
6 lưu ý sau chuyển phôi bệnh nhân cần nhớ
Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự thêm, bớt thuốc
100% bệnh nhân sau chuyển phôi đều có đơn thuốc nội tiết. Vì sao thai IVF cần sử dụng thuốc nội tiết ít nhất 3 tháng đầu?

Ăn uống đa dạng các nhóm chất, uống nhiều nước
Giai đoạn sau chuyển phôi là thời điểm bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh. Chị em nên duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và đủ nhóm chất.
Chị em cân nhắc ăn nhiều loại rau xanh và trái cây để tránh táo bón, bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi, sắt, protein, vitamin và các vi chất dinh dưỡng khác. Đồng thời chị em nên uống đủ lượng nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm các chất lỏng khác như nước trái cây, sữa… Bên cạnh đó, chị em có thể trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung các loại vitamin cần thiết.
Không quá chú trọng vào các biểu hiện
Bệnh nhân sau chuyển phôi thường chú ý vào các biểu hiện. Tuy nhiên việc có biểu hiện hay không sau chuyển phôi không xác định chính xác bệnh nhân có thai hay không.
Có nhiều trường hợp chuyển phôi xong không hề có bất kỳ dấu hiệu nào nhưng vẫn đậu thai và thai kỳ khoẻ mạnh. Thậm chí trên cùng một thai phụ nhưng giữa những lần mang thai khác nhau lại có biểu hiện khác nhau.
Vận động bình thường, sinh hoạt nhẹ nhàng, tránh căng thẳng
Sau chuyển phôi, bệnh nhân nên đi lại vận động nhẹ nhàng. Tuyệt đối không nằm im trên giường, điều này là rất có hại cho sự tưới máu của tử cung, ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của phôi.
Nếu công việc của bạn nhẹ nhàng và không gây áp lực, bạn nên đi làm. Bác sĩ vẫn khuyến khích chị em đi làm với cường độ vừa phải. Điều này để giữ tinh thần luôn thoải mái và tránh suy nghĩ tiêu cực.
Không nên thử thai quá sớm
Sau chuyển phôi, tất cả các bệnh nhân đều có dặn dò sẽ xét nghiệm beta hCG sau 12 ngày chuyển phôi. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân thử thai rất sớm, cá biệt có bệnh nhân thử thai sau 3 ngày chuyển phôi. Không ai có thể kết luận được điều gì từ kết quả sau 3,4 ngày chuyển phôi. Vì vậy bệnh nhân hãy thử thai theo lịch hẹn.
Việc thử thai quá sớm sẽ không đưa ra kết quả chính xác. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý bệnh nhân.
Kiêng quan hệ vợ chồng trong thời gian mới chuyển phôi
Điều này là cần thiết. Chị em cần tránh những hoạt động vận động mạnh và kiêng quan hệ vì chúng có thể gây ra những cơn gò tử cung nhiều và ảnh hưởng đến việc phôi làm tổ.
Bài viết liên quan
Các phương pháp lọc rửa tinh trùng tại Viện Mô phôi là gì?
Tỷ lệ vô sinh nam đang ngày càng tăng trong xã hội hiện nay. Để ...
Th7
Sau chuyển phôi có giấy nghỉ hưởng bảo hiểm không?
Hiện nay hiếm muộn đang được xem là một chứng bệnh của thời đại. Tỷ ...
Th7
Chế độ hỗ trợ quân nhân khi điều trị hiếm muộn
Giấc mơ có một gia đình nhỏ và tiếng cười trẻ thơ tưởng chừng như ...
Th7
Tiêu chuẩn dành cho người hiến trứng
Ở người, noãn là một trong những tế bào lớn nhất với kích thước lên ...
Th7
Tinh trùng sau khi lấy được từ micro-TESE sẽ được xử lý như thế nào?
Trong các yếu tố gây vô sinh hiếm muộn thì yếu tố do nam giới ...
Th7
Tiêm kích trứng như thế nào để đạt hiệu quả?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn khởi đầu cho hành trình điều trị hiếm ...
Th7