Từ năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Năm 2002, tại Viện Mô phôi, hai em bé đầu tiên trong thụ tinh ống nghiệm chào đời khỏe mạnh. Từ đó đến nay, Viện đã ươm mầm thành công cho hàng nghìn ca vô sinh hiếm muộn. Trong quá trình điều trị, nhiều bệnh nhân có thắc thắc mắc là nên chuyển một phôi hay nhiều phôi? Và chuyển nhiều phôi có làm tăng tỷ lệ thành công hay không?
Ngày 17/02/2025: Bệnh nhân 39 tuổi chuyển 1 phôi thành công tại Viện!
Ngày 07/02/2025: Khi nào bạn nên đi khám hiếm muộn?
Ngày 06/02/2025: Bệnh nhân chuyển một phôi ngày 5 duy nhất thành công.
Ngày 04/02/2025: Một trường hợp bệnh nhân AMH 0.2 điều trị thành công tại Viện.
Ngày 13/01/2025: Cần làm gì khi hết hợp đồng lưu trữ phôi tại Viện?
Ngày 13/01/2025: Mẹ mắc hội chứng antiphospholipid sinh con khoẻ mạnh tại Viện.
Chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh là gì?
Phôi tươi và phôi trữ khác nhau ở một số điểm.
Chuyển phôi tươi nghĩa là bạn sẽ chuyển phôi sau 3 đến 5 ngày chọc hút trứng. Lúc này phôi (hợp tử được tạo thành từ trứng và tinh trùng) của bệnh nhân chưa trải qua quá trình đông lạnh.
Phôi đông lạnh là phôi đã trải qua kỹ thuật đông lạnh với môi trường đông lạnh đặc biệt và được bảo quản trong môi trường nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C. Chuyển phôi trữ là quá trình mà bạn không phải thực hiện kích thích buồng trứng và chọc hút. Mà bạn sẽ được chuẩn bị niêm mạc tử cung kỹ lưỡng để đón nhận và chuyển phôi vào buồng tử cung sau khi phôi được rã đông.
Kỹ thuật đông lạnh phôi có ảnh hưởng đến chất lượng phôi hay không?
Tỷ lệ phôi sống sau rã đông hiện nay là trên 99%. Tất cả các phôi sẽ được chuyên viên phôi học đánh giá chất lượng trước khi thực hiện kỹ thuật đông lạnh phôi nên hầu hết phôi không thay đổi chất lượng sau khi rã. Đồng thời sau khi rã, phôi cũng được đánh giá lại trước khi chuyển vào buồng tử cung của bạn. Vì thế bạn có thể an tâm khi lựa chọn phương pháp đông lạnh phôi.
Khi nào bệnh nhân được chỉ định chuyển phôi?
Bệnh nhân sẽ được chuyển phôi khi đáp ứng được những điều kiện sau:
- Nội mạc tử cung có độ dày >= 8mm và mật độ đều.
- Bạn sử dụng thuốc đúng theo đơn của bác sĩ.
- Cơ thể bạn khỏe mạnh và không có bất kỳ dấu hiệu bất thường như: sốt, đau bụng, ra huyết …
- Quan trọng nhất là bạn đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và sắp xếp công việc thuận tiện.
Chuyển phôi tươi hay phôi đông lạnh tốt hơn?
Trước đây trên thế giới luôn phải thực hiện chuyển phôi tươi do kỹ thuật đông lạnh phôi chưa tốt. Vì thế bệnh nhân thường phải đối mặt với nguy cơ quá kích buồng trứng cao. Nhưng khi kỹ thuật đông lạnh phôi phát triển nhiều ý kiến cho rằng chuyển phôi trữ hiệu quả hơn và có nhiều tranh cãi về việc nên chuyển phôi tươi hay chuyển phôi trữ.
Một vài nghiên cứu cho thấy việc chuyển phôi trữ lại có một số ưu điểm vượt trội. Ví dụ như bệnh nhân buồng trứng đa nang khi chuyển phôi trữ sẽ có lợi hơn. Lý do: bệnh nhân này có nhiều trứng, khi kích thích buồng trứng thì nồng độ nội tiết sẽ tăng rất cao, ảnh hưởng lên nội mạc tử cung cũng như bệnh nhân có nguy cơ gặp phải hội chứng quá kích buồng trứng. Vì vậy trong những tình huống này, bệnh nhân nên chuyển phôi trữ sẽ an toàn hơn.
Ngoài ra, có đến 40% trường hợp bệnh nhân hiếm muộn có vấn đề tại nội mạc tử cung. Khi làm thụ tinh ống nghiệm thì tạo phôi trong một chu kỳ, và giải quyết hết vấn đề của nội mạc tử cung ở một chu kỳ khác trước khi chuyển phôi trữ lạnh.
Nên chuyển một phôi hay nhiều phôi?
Trước khi có quyết định chuyển phôi, các chuyên viên phôi học và bác sĩ điều trị sẽ thống nhất việc chuyển mấy phôi cho bệnh nhân. Điều này sẽ dựa trên chất lượng phôi và độ tuổi của người mẹ.
Nên chuyển tối đa bao nhiêu phôi để đạt hiệu quả cho kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, vừa đảm bảo an toàn cho thai kỳ kế tiếp, luôn là mong muốn không chỉ bệnh nhân mà bác sĩ điều trị cũng vô cùng quan tâm. Để hạn chế đa thai, chúng ta chỉ cần chuyển một lần một phôi, nhưng nếu chỉ chuyển một phôi thì tỉ lệ thành công sẽ có thể thấp đi. Chính vì vậy, việc nuôi phôi lên ngày 5 (phôi nang) đã trở nên phổ biến hơn.
Song thai có thật sự tốt?
- Với các cặp vợ chồng hiếm muộn thường thích sinh đôi, thậm chí là sinh ba. Sự ra đời của những cặp song sinh là một niềm hạnh phúc lớn lao đối với các ba mẹ. Càng đặc biệt hơn với những người phải trải qua hành trình tìm con khó khăn.
- Nhưng không phải cặp song sinh nào cũng may mắn có thể sinh ra khỏe mạnh. Thai kỳ nào cũng có rủi ro, nhưng rủi ro sẽ tăng lên rất nhiều khi mang song thai. Một thai kỳ đơn thai có 9% nguy cơ sinh con nhẹ cân, 2% rất nhẹ cân và 14% sinh non. Những rủi ro này sẽ lần lượt tăng lên 57%, 9% và 65% với trường hợp sinh đôi.
- Ngoài ra còn có 1% từ 1 phôi có thể phát triển thành 2 em bé. Như vậy dù chỉ chuyển 1 hay 2 phôi nhưng vẫn có khả năng mang song thai thậm chí là tam thai.
Làm thế nào để hạn chế đa thai?
Để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ, an toàn của thai, mỗi chu kỳ chuyển ít phôi nhưng là phôi chất lượng, khả năng đậu thai cao, từ đó giảm được biến chứng đa thai. Vì vậy, đòi hỏi phải có những kỹ thuật nuôi cấy phôi để có được phôi tốt, bên cạnh các phương pháp khoa học, chỉ định điều trị chính xác của các bác sĩ.
Tại Viện Mô phôi, chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật nuôi cấy phôi nang – phôi ngày 5 để tăng tiềm năng làm tổ của phôi. Việc chuyển 1 phôi ngày 5 sẽ hạn chế đa thai đáng kể.

Theo bác sĩ Trịnh Thế Sơn – Giám đốc Viện cho biết. “Tại đây hầu hết bệnh nhân hiếm muộn được chuyển duy nhất một phôi ngày 5 và có tỷ lệ thành công cao. Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là tạo nên những em bé khỏe mạnh. Và hạn chế tối thiểu ảnh hưởng sức khỏe của cha mẹ”, bác sĩ Sơn chia sẻ.

Mẹ bầu đa thai sẽ phải chịu rất nhiều áp lực. Y học còn nhiều hạn chế, đơn cử, đến giờ giới sản khoa còn đang loay hoay đủ cách “làm thế nào để hạn chế sinh non đối với song thai”… Vì thế bác sĩ có một lời khuyên đơn giản với những bậc cha mẹ đang trong hành trình tìm con, điều trị hiếm muộn: “Một em bé khỏe mạnh là tốt nhất”.
Bài viết liên quan
Phân loại phôi được tiến hành như thế nào?
Đánh giá chất lượng phôi là một trong những bước rất quan trọng trong IVF. ...
Th4
Bảo hiểm y tế có chi trả cho điều trị hiếm muộn không?
Hiện nay hiếm muộn đang được xem là một chứng bệnh của thời đại. Tỷ ...
Th4
Bị tắc hai vòi trứng có làm IVF được không?
Vòi trứng hay ống dẫn trứng là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng ...
Th4
Hội chứng thực bào máu nguy hiểm như thế nào?
Sinh con khoẻ mạnh là mong ước chính đáng của mỗi cha mẹ. Thế nhưng ...
Th4
Tỷ lệ thành công khi chuyển phôi nang như thế nào?
Trước đây, khi kỹ thuật nuôi phôi chưa phát triển, bệnh nhân chủ yếu chuyển ...
Th4
Hội chứng Klinefelter gây ra hậu quả gì?
Bất thường nhiễm sắc thể (NST) giới tình là một trong những rối lặn di ...
Th3