Những trường hợp nào cần làm thụ tinh trong ống nghiệm?

ivf thu tinh trong ong nghiem 7

Thụ tinh trong ống nghiệm – IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất hiện nay. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp hiếm muộn đều phải làm IVF. Một số trường hợp bệnh nhân được hỗ trợ mang thai tự nhiên. Có những trường hợp sẽ được chỉ định bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Nhưng cũng có những trường hợp, làm IVF là sự lựa chọn duy nhất. Vậy những trường hợp nào cần làm thụ tinh trong ống nghiệm?

🍀🍀🍀Ngày 22/05/2023: Bị phù chân khi mang thai cần làm gì?

🍀🍀🍀Ngày 23/05/2023: Cách cải thiện niêm mạc tử cung mỏng trước chuyển phôi

1. Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Khái niệm

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là trong đó tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng Lab để tạo thành phôi. Phôi được nuôi ngày 3 gọi là phôi ngày 3, phôi nuôi lên ngày 5 gọi là phôi ngày 5. 

070220201 1
Thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển và IVF/ICSI.

Thời gian cho một ca thụ tinh trong ống nghiệm mất bao lâu?

Thông thường một ca thụ tinh ống nghiệm mất tối thiểu là 5 tuần. Thời gian làm IVF được xác định cụ thể như sau:

  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản tổng quát của người vợ, thăm khám, sàng lọc siêu âm để chuẩn bị cho quá trình điều trị, bắt đầu vào ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh.
  • Nếu không có bệnh lý phụ khoa cần điều trị, chị em sẽ được chỉ định tiêm thuốc kích thích buồng trứng trong vòng 10 – 12 ngày.
  • Mất thêm 34 – 36 giờ nữa kể từ mũi tiêm thuốc kích thích rụng trứng để tiến hành thủ thuật chọc hút trứng.
  • Trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp với nhau để tạo phôi. Phôi được nuôi cấy trong thời gian 3- 5 ngày, tùy theo phác đồ điều trị của từng cặp đôi trước khi chuyển phôi vào tử cung của người vợ.
  • Khoảng 14 ngày sau chuyển phôi, bệnh nhân được yêu cầu thực hiện xét nghiệm Beta – hCG nhằm xác định tình trạng mang thai.

Như vậy, kể từ thời điểm bắt đầu tiến hành IVF đến khi biết kết quả mang thai tối thiểu là khoảng 5 tuần.

2. Quy trình thực hiện một ca thụ tinh trong ống nghiệm

Bước 1: Khám sức khỏe sinh sản tổng quát, tư vấn, xét nghiệm

Bước đầu tiên trong quá trình làm IVF mất bao lâu đó là bác sĩ tiến hành khám, tư vấn, chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết và làm hồ sơ cho cặp vợ chồng. Hiện nay các cặp vợ chồng có thể đi khám bất kì ngày nào. Không cần phụ thuộc vào ngày 2 chu kỳ kinh của vợ như ngày trước.

Bước 2: Tiêm thuốc kích trứng

Bác sĩ tiêm thuốc chuẩn bị tử cung vào buồng trứng, 10-12 ngày sau khi tiêm, người bệnh được siêu âm và thử máu nhằm kiểm tra đáp ứng của thuốc với cơ thể. Tùy cơ địa mỗi người, thời gian tiêm thuốc có thể kéo dài trong 10 -12 ngày.

Bước 3: Siêu âm nang noãn, đánh giá tình trạng đáp ứng với thuốc

Bác sĩ sẽ siêu âm nang noãn và thử máu từ 3 – 4 lần để theo dõi và đánh giá sự đáp ứng của buồng trứng với thuốc, từ đó điều chỉnh liều lượng thích hợp.

Bước 4: Chọc hút noãn

Khoảng 34 – 40 giờ tiêm mũi thuốc HCG cuối cùng, bác sĩ tiến hành chọc hút trứng.

Bước 5: Lấy tinh trùng của người chồng

Trong ngày chọc hút noãn từ người vợ, bác sĩ sẽ lấy tinh trùng của người chồng để chuẩn bị thụ tinh trong ống nghiệm.

Bước 6: Tạo phôi

Trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp với nhau trong phòng thí nghiệm.

Các chuyên gia phôi học sẽ theo dõi sự phát triển của phôi trong 3- 6 ngày.

Bước 7: Chuyển phôi vào tử cung

Bác sĩ sẽ lựa chọn phôi khỏe mạnh để chuyển vào tử cung của người vợ. Số lượng phôi chuyển sẽ được thống nhất giữa bác sĩ và người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đặt hoặc tiêm cho chị em nhằm hỗ trợ thai nhi làm tổ một cách tố nhất. Người bệnh được yêu cầu nghỉ ngơi trong khoảng 2 – 4 giờ tại bệnh viện, sau đó có thể về nhà sinh hoạt bình thường.

330923092 2099451133584820 4277310436816764625 n
Ekip chuyển phôi tại Viện.

Bước 8: Thử thai

14 ngày sau chuyển phôi, người vợ được hẹn thử beta hCG để xác định mang thai hay không. 

3. Những ai trường hợp nào cần làm thụ tinh trong ống nghiệm?

  • Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc hoặc tổn thương hai vòi trứng, đã cắt bỏ vòi trứng…
  • Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung, u xơ tử cung.
  • Vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch…
  • Cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
  • Áp dụng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhiều lần nhưng thất bại.
  • Vô sinh – hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
  • Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh. 

Trên đây là thông tin những trường hợp nào cần làm thụ tinh trong ống nghiệm. Như vậy, không phải cứ hiếm muộn là bắt buộc phải làm IVF. Tốt nhất, hai vợ chồng nên cùng nhau đi khám. Tuỳ thuộc vào kết quả khám của hai vợ chồng, các bác sĩ sẽ đưa ra lời tư vấn và phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status