Chất lượng noãn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo phôi. Thế nhưng trên thực tế nhiều trường hợp chất lượng noãn của người vợ kém, tao phôi bất thường. Vì vậy, khi đó bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân xin noãn hiến. Vậy những trường hợp nào cần phải xin noãn hiến? Quy trình và thủ tục như thế nào? Có yêu cầu gì đối với người hiến noãn không? Bài viết dưới đây Viện Mô phôi xin chia sẻ cụ thể hơn.
📛Ngày 26/04/2023: Góc chia sẻ: Hạnh phúc làm mẹ ở tuổi 44!
📛Ngày 27/06/2023: Niêm mạc tử cung dày nên làm gì?
📛Ngày 22/06/2023: Viêm lộ tuyến cổ tử cung nên làm gì?
📛Ngày 29/05/2023: Thụ tinh nhân tạo là gì?
📛Ngày 26/06/2023: Xuất tinh sớm có nguy hiểm không?
1. Những trường hợp nào cần phải xin noãn hiến?
Noãn là một tế bào to nhất trong cơ thể, là tế bào sinh sản ở nữ giới, bao gồm nguyên sinh chất, nhân, màng ngoài. Khi đã chín, noãn có kích thước nhỏ hơn hạt kê, hình cầu, màu vàng nhạt. Noãn mang vật chất di truyền của người mẹ. Để khi noãn thụ tinh với tinh trùng của người bố sẽ tạo ra hợp tử.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng noãn?
Chất lượng noãn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mang thai của người phụ nữ mà còn liên quan đến vấn đề sảy thai. Một số nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ có dự trữ buồng trứng giảm có tỷ lệ sảy thai cao hơn so với phụ nữ có dự trữ buồng trứng bình thường. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng noãn như;
- Tuổi của người phụ nữ
- Thói quen sinh hoạt
- Yếu tố di truyền
- Bệnh phụ khoa
- Một số bệnh lý liên quan đến buồng trứng như u nang buồng trứng
- Sự can thiệp của một số kỹ thuật lên buồng trứng: bóc tách u nang buồng trứng…
Xin noãn hiến là gì?
Xin noãn hiến được thực hiện cho các trường hợp mà nguyên nhân hiếm muộn đến từ phía chất lượng noãn người vợ kém, người chồng bắt buộc phải có tinh trùng tự thân.
Những trường hợp nào cần phải xin noãn hiến?
- Bệnh nhân điều trị khi lớn tuổi, noãn bất thường nặng
- Trường hợp suy buồng trứng sớm.
- Có các bệnh lý di truyền
- Đã có nhiều chu kỳ (3 chu kỳ) thụ tinh trong ống nghiệm bằng trứng tự thân nhưng thất bại
- Phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng nhưng có tử cung và có nguyện vọng sinh con
- Phụ nữ mãn kinh có nhu cầu sinh con, tử cung vẫn còn chức năng.
2. Quy trình, thủ tục xin noãn hiến
Yêu cầu đối với người nhận noãn:
- Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không đảm bảo chất lượng để thụ thai.
- Người nhận noãn phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Yêu cầu đối với người hiến noãn:
- Chưa từng cho noãn
- Tự nguyện hiến/ cho noãn.
- Là người gốc Việt Nam.
- Không có quan hệ huyết thống với chồng người xin noãn (trong phạm vi 3 đời).
- Độ tuổi: Tối thiểu 18 tuổi (không giới hạn độ tuổi tối đa người cho noãn)
- Đã có quan hệ tình dục. Nếu người cho noãn đã có gia đình thì bắt buộc phải có sự đồng ý từ phía người chồng.
- Hiện không có thai và không cho con bú.
- Các xét nghiệm và siêu âm không phát hiện bất thường ở chức năng buồng trứng.
- Không mắc các bệnh truyền nhiễm (HIV, Viêm gan siêu vi B,C, Giang mai).
- Không mắc các bệnh lý di truyền và tâm thần.
- Không có người thân trong gia đình bị bệnh di truyền hoặc tâm thần.
Thủ tục hành chính
- Đối với người nhận noãn là cặp vợ chồng hiếm muộn: Căn cước công dân hai vợ chồng và giấy đăng ký kết hôn.
- Đối với người hiến noãn là phụ nữ độc thân: Cần có căn cước công dân và giấy xác nhận độc thân do địa phương cấp. Bên cạnh đó, người hiến cần có sự đồng ý của bố/mẹ, mang theo sổ hộ khẩu gia đình.
- Đối với người hiến noãn là phụ nữ đã có gia đình: bắt buộc phải có sự đồng ý từ phía người chồng
Quy trình xin noãn
Khi bệnh nhân đã tìm được người hiến noãn, bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cụ thể về quy trinh đối với trường hợp điều trị xin noãn hiến. Người hiến noãn sẽ được thăm khám và làm một số xét nghiệm tổng quát để đánh giá khả năng mang thai trước khi điều trị cho người cho noãn.
Khi đạt tiêu chuẩn, người cho noãn sẽ được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm để đánh giá khả năng gây mê.
Kích thích buồng trứng: Người hiến noãn sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục mỗi ngày. Và tổng thời gian tiêm thường kéo dài khoảng từ 10 – 12 ngày. Khi nang noãn đạt kích thước, người hiến noãn sẽ được tiêm mũi trường thành noãn hCG.
Chọc hút noãn và tạo phôi: Sau khi tiêm mũi hCG đủ thời gian, người hiến noãn sẽ được chọc hút noãn. Đồng thời người chồng cũng lấy mẫu để tạo phôi. Hoặc rã đông mẫu tinh trùng đã trữ đông trước đó.
Sau khi chọc hút noãn, trách nhiệm của người hiến noãn đã xong. Khi người vợ muốn chuyển phôi, vào ngày 2, ngày 3 chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại Viện để thực hiện chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển phôi.
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12