Sau chuyển phôi là giai đoạn cực kỳ quan trọng của một ca IVF. Sau 2 tuần chuyển phôi, bạn sẽ biết được mình có mang thai hay không. Quá trình làm tổ của phôi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kể như chất lượng phôi, sự tiếp nhận của niêm mạc, sức khỏe của người mẹ và sự tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định thuốc. Ngoài ra, một số yếu tố có thể ảnh hưởng như chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi… Vậy những việc không nên làm sau chuyển phôi là gì?
1. Tỷ lệ làm tổ của phôi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Chuyển phôi được thực hiện dưới siêu âm. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5, ngày 6.
Tỷ lệ làm tổ của phôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ làm tổ của phôi.
Chất lượng trứng và tinh trùng
2 vật liệu di truyền quan trọng nhất, là “nguyên liệu” cốt lõi trong quá trình IVF, nên nếu chất lượng trứng tốt kết hợp với tinh trùng khỏe mạnh sẽ tạo ra phôi tốt, giúp tăng tỷ lệ đậu thai.
Chất lượng phôi
Được đánh giá dựa trên các yếu tố: độ đồng đều về kích thước phôi, độ phân mảnh bào tương, nhân phôi bào,… chất lượng phôi được phân thành rất tốt, tốt và trung bình đánh giá theo tỷ lệ đậu thai khi đưa vào cơ thể mẹ. Phôi có chất lượng tốt và rất tốt, khi được đưa vào cơ thể sẽ có tỷ lệ phát triển thành thai cao nhất.
Niêm mạc tử cung
Khi trứng và tinh trùng hợp nhất với nhau “ăn ý” trong ống nghiệm tạo thành phôi, chuyển vào tử cung của người mẹ thì phôi thai sẽ tiếp xúc với niêm mạc tử cung để làm tổ và phát triển. Do đó niêm mạc tử cung được xem là mảnh đất màu mỡ cho “hạt mầm” phôi thai sinh sôi.
Niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng đều ảnh hưởng đến khả năng đậu thai sau chuyển phôi. Độ dày niêm mạc lý tưởng để chuyển phôi khoảng từ 8 – 14 mm. Với hình thái ba lá hạt cà phê.
🍀🍀🍀🍀Có thể bạn chưa biết: Chế độ ăn uống trước chuyển phôi
Tình trạng sức khỏe và tâm lý của người mẹ
Tâm lý của người mẹ tác động đến tất cả các khâu trong quá trình làm IVF. Đặc biệt, stress khiến nồng độ nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng trứng, chất lượng niêm mạc tử cung…
Ở những trường hợp có bệnh lý kèm theo như lạc nội mạc tử cung, dính buồng trứng, nhân xơ dưới niêm mạc… cũng dẫn tới giảm khả năng đậu thai.
Các thao tác kỹ thuật khi tiến hành các kỹ thuật
Các bước tiến hành kích trứng, chọc trứng, chuyển phôi… Nghe qua thì đơn giản nhưng khi làm có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tay nghề của bác sĩ. Thao tác tiến hành làm sao phải nhanh, chính xác đến từng milimet để có được kết quả tốt. Và quan trọng không gây biến chứng cho bệnh nhân.
📌📌📌📌Tìm hiểu thêm:
Ngày 04/05/2023: Còn một tinh hoàn có thể sinh con không?
Ngày 05/05/2023: Dính buồng tử cung nguy hiểm như thế nào?
Ngày 06/05/2023: Tinh dịch loãng nên ăn gì?
2. Những việc không nên làm sau chuyển phôi
Nằm yên bất động và khép chân sau chuyển phôi
Không tắm rửa, không vệ sinh vùng kín
Xét nghiệm Gen đông máu
Tiêm thuốc hỗ trợ tăng beta-hCG
Thử thai bằng que thử thai hằng ngày sau chuyển phôi
Bài viết liên quan
Những trường hợp nào được chỉ định trữ tinh trùng tại Viện Mô phôi?
Tinh trùng là tế bào sinh sản của nam giới. Trong những năm gần đây, ...
Th1
Vô sinh nam – Một thế mạnh của Viện Mô phôi
Vô sinh nam hiện nay đang ngày càng được cả xã hội quan tâm. Trước ...
Th1
Các phương pháp lọc rửa tinh trùng tại Viện Mô phôi
Tinh trùng và tinh dịch là hai khái niệm quen thuộc đối với sức khoẻ ...
Th1
Một số xét nghiệm nội tiết ở nữ giới khi khám hiếm muộn
Xét nghiệm cận lâm sàng là những xét nghiệm rất quan trọng khi khám và ...
Th1
Thủ tục hành chính trước khi chọc hút noãn
Khi điều trị IVF, chọc hút noãn là bước vô cùng quan trọng. Thuốc kích ...
Th12
Làm gì để tăng khả năng làm tổ của phôi?
Thụ tinh trong ống nghiệm đã mở ra một trang mới cho những gia đình ...
Th12