Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất hiện nay. Tuy nhiên đây cũng là kỹ thuật có chi phí cao và quy trình phức tạp. Điều này đòi hỏi cơ sở điều trị và bác sĩ thực hiện phải đạt đủ tiêu chuẩn nhất định. Hầu hết các bệnh nhân đều mong muốn mình có nhiều phôi trong quá trình điều trị. Trong quá trình này, các bệnh nhân cũng có nhiều lo lắng và thắc mắc. Một trong số đó là câu hỏi: phôi ngày 3 có sinh thiết được không? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!
1. Sinh thiết phôi là gì?
Sinh thiết phôi hay Xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ (Preimplantation Genetic Testing- PGT) là kỹ thuật giúp phát hiện bất thường về di truyền trong những phôi được tạo ra từ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Chẩn đoán di truyền ở giai đoạn sớm khi phôi chưa được chuyển vào tử cung nhằm giúp lựa chọn được phôi tối ưu để chuyển phôi.
👉👉👉👉👉Xem Thêm: Mang Thai Ngoài Tử Cung Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Có những loại sinh thiết phôi nào?
Kỹ thuật sinh thiết phôi có thể chia thành 3 nhóm theo mục đích cụ thể khi xét nghiệm di truyền của phôi:
PGT-A nhằm phát hiện các bất thường liên quan đến số lượng nhiễm sắc thể.
PGT-SR nhằm phát hiện các bất thường liên quan đến cấu trúc nhiễm sắc thể.
PGT-M nhằm phát hiện các bất thường về gen quy định bệnh lý cụ thể.
Bạn không cần phải phân vân, lo lắng không biết lựa chọn kỹ thuật nào trong 3 nhóm trên. Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn chi tiết và cùng bạn lựa chọn kỹ thuật sinh thiết phù hợp nhất với trường hợp của bạn.
Quy trình sinh thiết phôi được thực hiện như thế nào?
Bước 1: Thăm khám và tư vấn về tình trạng rối loạn di truyền
Bước 2: Thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi phôi ngày 5
Bước 3: Sinh thiết phôi, trữ phôi
Bước 4: Xét nghiệm di truyền
Bước 5: Tư vấn kết quả sinh thiết
2. Phôi ngày 3 có sinh thiết được không?
Phôi ngày 3 có sinh thiết được nhưng chúng tôi khuyên là không nên. Phôi ngày 5 luôn là phôi tốt nhất do chứa số lượng tế bào lớn, ít ảnh hưởng đến phôi.
Hiện tại, tại Viện mô phôi lâm sàng Quân đội chỉ sàng lọc phôi ngày 5 vì phôi ngày 3 ảnh hưởng đến phôi quá lớn, chỉ có từ 6 – 8 tế bào và phải lấy ít nhất 1 tế bào để làm xét nghiệm, ngược lại phôi ngày 5 có 100 – 200 tế bào. Ngoài ra, việc sàng lọc phôi còn phụ thuộc vào số tế bào được lấy ra tại vị trí nào của phôi, số lượng tế bào là bao nhiêu, chất lượng phôi thế nào. Những điều này khoa học vẫn còn đang nghiên cứu xem bao nhiêu tế bào là vừa, vị trí lấy tế bào nào là tốt nhất.
3. Những ai nên thực hiện sinh thiết phôi?
- Phụ nữ lớn tuổi (>35 tuổi).
- Cặp vợ chồng có tiền căn sẩy thai liên tiếp.
- Cặp vợ chồng thất bại làm tổ nhiều lần.
- Khả năng mang gen bệnh thể ẩn hoặc đã sinh con bị bệnh di truyền.
Đã có rất nhiều cháu sinh ra nhờ phương pháp sinh thiết phôi vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường. Rõ ràng chúng ta thấy, các cháu này đã tránh được các bệnh về di truyền. Đó cũng là lý do giới y khoa trên thế giới khuyến cáo không nên sàng lọc phôi đồng loạt cho tất cả mọi người, chỉ những người có tiêu chuẩn nhất định như phụ nữ trên 35, trong gia đình có người mắc bệnh về di truyền, người bị sảy thai hoặc thai lưu liên tiếp hoặc những người làm IVF nhiều lần thất bại mà chưa rõ nguyên nhân mới nên sàng lọc phôi.
************************************
VIỆN MÔ PHÔI LÂM SÀNG QUÂN ĐỘI – HỌC VIỆN QUÂN Y
Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ
🗒Lịch làm việc:
Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: Từ 7h30-16h30
Thứ Bảy, Chủ Nhật: Từ 7h30-11h
📞 Liên hệ ngay với chúng tôi – Hotline: 0246.329.6588
🏥 Địa chỉ: 222, đường Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông Hà Nội.
🌍 Website: dieutrivosinh.net
💌💌 Email: vienMPLSQD@vmmu.edu.vn
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 09/09 đến ngày 15/09!
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Người chắp cánh ước mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình!
Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!