Quy trình nuôi cấy phôi tại Viện Mô phôi

tiêm icsi

Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều có vai trò quan trọng góp phần nên thành công của ca điều trị. Đó là các giai đoạn: kích trứng, chọc hút trứng, nuôi cấy phôi, đông lạnh phôi, chuyển phôi. Sau khi chọc hút noãn được tiến hành, quá trình nuôi cấy phôi sẽ được diễn ra trong phòng Labo. Noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng sẽ được nuôi cấy trong môi trường ống nghiệm. Dưới đây là quy trình nuôi cấy phôi tại Viện Mô phôi.

1️⃣Ngày 10/02/2025: Quy trình chọc hút noãn tại Viện Mô phôi như thế nào? 

2️⃣Ngày 22/01/2025: Tầm quan trọng của khám sức khoẻ tiền hôn nhân.

3️⃣Ngày 21/01/2025: Thành công sau 5 lần chuyển phôi!

4️⃣Ngày 20/01/2025: Căn bệnh thần kinh cơ hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm

5️⃣Ngày 20/01/2025: Em bé 10 tháng tuổi đáng yêu của Viện.

6️⃣Ngày 17/01/2025: Chưa đăng ký kết hôn có điều trị IVF được không?

7️⃣Ngày 17/01/2025: Chúc mừng mẹ Thắng – bố Long đã có “của ăn của để”!

Mục đích và ý nghĩa của nuôi cấy phôi

Phôi người là sự kết hợp giữa tế bào sinh sản của nam giới và tế bào sinh sản của nữ giới. Đó là sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn sau khi thụ tinh.

Nuôi cấy phôi là quá trình nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh với tinh trùng. Việc nuôi cấy diễn ra trong phòng thí nghiệm với môi trường nhân tạo được điều chỉnh phù hợp với các giai đoạn phát triển của phôi thai. 

Từ năm 1998, nuôi cấy phôi đến giai đoạn phôi nang được áp dụng sau thành công của Gardner. Nghiên cứu thành công đã giúp kéo dài thời gian nuôi cấy phôi từ 2 – 3 ngày lên 5 – 6 ngày, giúp tế bào phôi thai phân chia được nhiều hơn từ 2 – 8 tế bào lên 60 – 200 tế bào.

Mục đích của nuôi cấy phôi:

Nuôi cấy phôi là quy trình bắt buộc khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.

  • Tạo điều kiện cho noãn đã thụ tinh được phát triển. Quá trình nuôi cấy hỗ trợ cho phôi tiếp tục phát triển sau khi thụ tinh,
  • Sự theo dõi trong quá trình nuôi cấy phôi sẽ giúp phát hiện và loại bỏ các phôi bất thường. 
  • Phục vụ cho kỹ thuật sinh thiết phôi đối với các trường hợp có chỉ định. Việc nuôi cấy phôi dài ngày đến giai đoạn phôi nang giúp các trường hợp có chỉ định sinh thiết phôi được thực hiện an toàn. 

Ý nghĩa của nuôi cấy phôi:

  • Đối với những trường hợp vô sinh hiếm muộn, IVF là “cứu cánh” duy nhất giúp các cặp vợ chồng có con thì nuôi cấy phôi mở ra một trang mới cho những trường hợp này.
  • Lựa chọn phôi nang có khả năng làm tổ cao, tăng tỉ lệ thụ thai, giảm tỷ lệ đa thai;
  • An toàn cho các trường hợp sinh thiết phôi. Tại Viện Mô phôi, chỉ thực hiện sàng lọc phôi trên phôi nang: ngày 5, ngày 6. Việc sàng lọc và chẩn đoán di truyền tiền làm tổ để sàng lọc phôi khỏe mạnh chỉ đem lại kết quả tốt khi được tiến hành trên phôi nang.

Quy trình nuôi cấy phôi tại Viện Mô phôi

Noãn sau khi chọc hút sẽ được chuyển vào phòng Labo để xử lý. Đồng thời mẫu tinh trùng của chồng được thu nhận để lọc rửa và xử lý. 

73cae9b9de03615d3812
BSNT.CVPH Nguyễn Minh Phương đang tiến hành đếm sơn bộ noãn sau chọc hút.

Hiện nay có 2 phương pháp để thu tinh cho noãn: IVF cổ điển và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Trong đó, ICSI là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất, có tỷ lệ thành công cao. Đây cũng là kỹ thuật thụ tinh đang được áp dụng tại Viện Mô phôi.

Quy trình nuôi cấy

Sau 2 giờ chọc hút noãn, các chuyên viên phôi học sẽ tiến hành loại bỏ các tế bào bên ngoài để chọn lọc noãn trưởng thành. Sau đó, tinh trùng sẽ được tiêm vào bào tương noãn bằng kim ICSI. Sau khi hoàn tất, các noãn sẽ được chuyển sang môi trường nuôi cấy và cho vào tủ CO2 ở 37 độ C.

f4445c066cbcd3e28aad
Chuyên viên phôi học Lê Thị hải Yến đang chẩn bị dụng cụ nuôi cấy phôi.

Ngày nay, phôi sẽ được nuôi trong các giọt nhỏ môi trường và được đặt trên các đĩa nuôi cấy được che phủ với dầu, sau đó phôi sẽ được lưu trữ trong tủ cấy để duy trì một hằng số về nhiệt độ và môi trường khí. Phương pháp này có những ưu điểm như:

  • Có thể nuôi cấy được nhiều phôi trên cùng một đĩa cấy. Vì vậy việc đánh giá và cập nhật sẽ dễ dàng hơn.
  • Bên cạnh đó thể tích môi trường tương đối lớn cung cấp nguồn chất dinh dưỡng ở nồng độ ổn định. Hồ chứa lớn để pha loãng chất thải, lớp phủ dầu có tác dụng bảo vệ chống lại sự bay hơi…

Các giai đoạn phát triển của phôi

Sau 3 ngày nuôi cấy (không tính ngày chọc noãn) được gọi là phôi ngày 3. Sau 5,6 ngày nuôi cấy được gọi là phôi nang (blastocyst).

Sự phát triển bình thường của phôi tiền làm tổ có thể được chia thành 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn phân chia, các phôi bào phân chia đơn giản và liên tục. Vào ngày thứ 3, phôi có ít nhất 6 tế bào.
  • Giai đoạn phôi dâu, các phôi bào kết khối và tăng mối liên kết thông tin. Khi các cầu nối bắt đầu phát triển giữa các phôi bào, quá trình nén bắt đầu diễn ra để hình thành phôi dâu. Lúc này, phôi dâu là một khối tế bào hình cầu.
  • Giai đoạn phôi nang, phôi hình thành khoang chứa dịch ở giữa phôi và các tế bào bắt đầu biệt hoá. Phôi dâu hình thành khoang chứa dịch và phôi bước vào giai đoạn phôi nang. Ngoài cùng phôi nang là một lớp tế bào lớn, dẹt gọi là lớp tế bào lá nuôi (TE) và tại một điểm ở mặt trong của lớp tế bào này có một khối tế bào riêng biệt, gọi là khối tế bào bên trong (inner cell mass – ICM).

Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi cấy phôi

Chất lượng noãn và độ tuổi của người mẹ

Chất lượng của noãn có quan hệ chặt chẽ với chất lượng của phôi. Độ tuổi của người mẹ càng cao thì khả năng tạo phôi và tỷ lệ phôi thai sống sót càng thấp. Ngược lại nếu người mẹ có độ tuổi trẻ hơn, tỷ lệ thành công của quá trình nuôi cấy phôi càng cao. Chất lượng noãn là một yếu tố quan trọng trong khả năng sinh sản của phụ nữ, có vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh và phát triển phôi sau này. Chất lượng noãn được quyết định chủ yếu bởi hàm lượng nhân, chức năng của ti thể và sự trưởng thành của tế bào chất, và tất cả phụ thuộc vào tuổi, nguyên nhân gây vô sinh…

Chất lượng tinh trùng

Chất lượng tinh trùng cũng có thể sẽ thay đổi tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của người đàn ông. Tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi giảm khi sự phân mảnh DNA của tinh trùng. Hoặc nồng độ protamine tăng lên theo tuổi hoặc vô sinh. Ngoài ra, phân mảnh DNA tinh trùng có ảnh hưởng xấu đến chất lượng phôi ở tất cả các giai đoạn phát triển, dẫn đến giảm tỷ lệ làm tổ và thai lâm sàng và tăng tỷ lệ sẩy thai.

Chất lượng phòng thí nghiệm và kinh nghiệm của chuyên viên phôi học

Noãn, phôi rất nhạy cảm. Vì vậy môi trường nuôi cấy luôn được kiểm soát nghiêm ngặt về các yếu tố dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí… Do đó, kết quả nuôi cấy phôi phụ thuộc rất lớn vào chất lượng phòng Lab. Ngoài ra, kinh nghiệm của chuyên viên phôi học rất quan trọng. Kinh nghiệm tốt của CVPH sẽ giảm thiểu các rủi ro trong quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status