Thông thường, sau chuyển phôi từ 7 – 10 ngày cơ thể người nữ sẽ bắt đầu có các dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, có những trường hợp sau chuyển phôi người nhẹ tênh khiến nhiều chị em lo lắng? Liệu đây có phải là dấu hiệu chuyển phôi thất bại hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau.
I. Hiểu về giai đoạn chuyển phôi
Trước khi đi tìm lời giải đáp cho hiện tượng sau chuyển phôi người nhẹ tênh. Chúng tôi sẽ điểm qua một chút về giai đoạn chuyển phôi trong IVF.
Chuyển phôi là một trong những giai đoạn của kỹ thuật IVF. Khi trứng và tinh trùng đã được thụ tinh trong ống nghiệm và đã đến thời điểm thích hợp. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa phôi vào cơ thể người mẹ để phôi tiếp tục phát triển. Phôi trong trường hợp này có thể là phôi tươi hoặc trữ lạnh.
Quá trình chuyển phôi sẽ được thực hiện khi người nữ bước vào giai đoạn không an toàn, tức là sau rụng trứng 2 – 3 ngày. Một số sản phụ sẽ được chuyển khi đã được tiêm thuốc để ức chế tình trạng rụng trứng.
Ngoài ra, thời điểm chuyển phôi cũng là lúc niêm mạc tử cung có độ dày phù hợp. Chính vì thế, trước khi chuyển phôi người nữ cũng sẽ được theo dõi niêm mạc liên tục. Nếu niêm mạc có độ dày tốt thì khả năng làm tổ của phôi sẽ tốt hơn.
Sau khi chuyển phôi 14 ngày, chị em đến cơ sở điều trị tiến hành xét nghiệm máu để đo lượng hCG. Dựa vào nồng độ hormone này bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn đã mang thai hay chưa.
Trước đó, cơ thể người mẹ cũng đã xuất hiện nhiều triệu chứng chuyển phôi thất bại hay đã thành công. Do đó, chị em hãy thận trọng theo dõi những thay đổi của bản thân để kịp thời chăm sóc, xử lý.
II. Sau chuyển phôi người nhẹ tênh nói lên điều gì?
Thông thường, từ ngày thứ 7 – 10 sau chuyển phôi nhiều chị em đã có những thay đổi trên cơ thể. Thậm chí, có những trường hợp chỉ sau 5 ngày cơ thể đã có những dấu hiệu nhận biết. Song lại có những chị em sau chuyển phôi người nhẹ tênh.
Vậy ngày 6 sau chuyển phôi người nhẹ tênh cảnh báo điều gì? Có phải đây là triệu chứng của việc chuyển phôi thất bại hay không?
Các bác sĩ của Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội cho hay, sau chuyển phôi người nhẹ tênh không nói lên điều gì cả. Nhiều người cho rằng đây là triệu chứng của chuyển phôi không thành công là không đúng
Nguyên nhân khi phôi được chuyển vào cơ thể người mẹ có kích thước chỉ khoảng vài mm. Với kích thước và trọng lượng nhỏ như vậy nên chắc chắn chị em sẽ không có cảm giác gì.
Việc sau chuyển phôi người nhẹ tênh chỉ là do tâm lý mong muốn có con của chị em. Nên chị em không nên quá lo lắng nếu xuất hiện tình trạng này.
🌠🌠🌠 ĐỌC NGAY: Người làm thụ tinh ống nghiệm cần kiêng gì?
III. Những biểu hiện sau chuyển phôi thường gặp
Như vừa chia sẻ, chuyển phôi xong người nhẹ tênh không phải là dấu hiệu của chuyển phôi thành công hay thất bại. Thông thường, sau chuyển phôi cơ thể người nữ sẽ gặp những dấu hiệu sau.
1. Đau chướng bụng
Đau chướng bụng là một trong những dấu hiệu thường gặp sau khi chuyển phôi. Nguyên nhân do khi vào tử cung của người mẹ, phôi sẽ bắt đầu di chuyển để bám vào niêm mạc và làm tổ. Lúc này, phôi cũng sẽ bắt đầu tiến hành phân chia tế bào. Quá trình này sẽ khiến người mẹ cảm thấy đau chướng bụng.
Thời điểm này người mẹ được bác sĩ khuyến cáo nên dành thời gian để nghỉ ngơi, đi lại ít. Nhờ đó phôi sẽ dễ dàng bám vào niêm mạc và phát triển. Ngoài ra, lúc này người mẹ cũng nên tìm hiểu sau chuyển phôi ăn gì để tăng tỉ lệ thụ thai.
2. Tức ngực
Tức ngực là biểu hiện thường gặp khi bạn mang thai tự nhiên khi thực hiện IVF. Nguyên nhân nhân do lúc này cơ thể bắt đầu sản sinh hormone hCG. Quá trình bơm máu đến ngực cũng được diễn ra mạnh mẽ hơn, vùng ngực bắt đầu tăng về kích thước. Nên mẹ bầu cảm thấy tức ngực, đau vùng ngực là điều không thể tránh khỏi.
3. Cơ thể mệt mỏi
Khi bắt đầu mang thai, cơ thể người mẹ sẽ phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nên nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi sau chuyển phôi. Chính vì thế, trong giai đoạn này bác sĩ luôn nhắc nhở người mẹ cần chú trọng về vấn đề dinh dưỡng để giúp thai phát triển tốt.
Ngoài ra, nhiều chị em còn có biểu hiện buồn nôn và nôn. Thường dấu hiệu này chỉ diễn ra ở những tháng đầu. Tuy nhiên, cũng có những mẹ bầu bị ốm nghén trong suốt 9 tháng mang thai.
4. Cơ thể cảm thấy nóng
Cơ thể cảm thấy nóng là kết quả của quá trình trao đổi chất. Người mẹ lúc này phải cung cấp cả chất dinh dưỡng cho thai nhi nên quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn.
Một lý do khác đó là khi mang thai lượng hormone cũng sẽ tăng cao. Nên cơ thể của người mẹ sẽ cảm thấy nóng, khó chịu.
5. Ra máu báo
Ra máu báo là dấu hiệu đậu thai dễ nhận biết nhất. Trong quá trình phôi làm tổ sẽ tác động đến lớp niêm mạc nên sẽ gây chảy máu. Máu báo thai có màu hồng nhạt, chỉ xuất hiện với số lượng ít. Bình thường khoảng 1 – 2 ngày máu báo thai sẽ tự biến mất.
✅✅✅ BẠN CẦN BIẾT: Các yếu tố tác động đến tỉ lệ thành công của IVF
IV. Ngày 6 sau chuyển phôi người nhẹ tênh nên làm gì?
Sau chuyển phôi là giai đoạn khiến nhiều mẹ bầu hồi hộp lo lắng. Nên sau chuyển phôi người nhẹ tênh khiến tâm lý của chị em càng căng thẳng hơn.
Vậy ngày 6 sau chuyển phôi người nhẹ tênh nên làm gì? Trước tiên các mẹ cần phải bình tĩnh, không nên quá lo lắng khi cơ thể chưa thấy xuất hiện dấu hiệu nào. Nhiều người mang thai thành công nhưng không hề xuất hiện triệu chứng nào.
Lúc này, vẫn nên ăn uống, nghỉ ngơi và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc lo lắng lúc này có thể ảnh hưởng đến việc làm tổ của phôi. Đợi đến ngày thứ 14 đi xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác bạn đã mang thai hay chưa.
Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp chị em giải đáp sau chuyển phôi người nhẹ tênh báo hiệu điều gì? Để tăng hiệu quả thụ thai sau chuyển phôi, chị em hãy tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bất thường như đau bụng dữ dội, vùng kín ra nhiều máu hay không có dấu hiệu mang thai nào. Lúc này, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế điều trị để được kiểm tra kịp thời.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11