Vô sinh hiếm muộn hiện nay không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể từ vợ, từ chồng, do cả hai, chưa rõ nguyên nhân. Dù nguyên nhân gì thì hành trình điều trị hiếm muộn luôn vất cả đối với mỗi cặp vợ chồng. Vì vậy, việc lựa chọn cơ sở điều trị có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt các ca bệnh phức tạp là không dễ dàng. Viện Mô phôi đã điều trị cho nhiều trường hợp ca bệnh khó, điều trị nhiều nơi chưa thành công. Trong đó phải kể đến trường hợp của vợ chồng chị Hương. Anh chị đã từng điều trị thất bại ở đơn vị khác. Vậy mà khi đến với Viện Mô phôi, bệnh nhân sinh con khoẻ mạnh sau 10 năm mong chờ con yêu!
🌳Ngày 21/10/2024: Liệu phôi ngày 3 có sàng lọc di truyền được không?
🌳Ngày 18/10/2024: Có được uống nước lọc trước khi chọc hút noãn không?
🌳Ngày 21/10/2024: Bệnh nhân suy buồng trứng ở tuổi 27, mẹ AMH 0.552 sinh con khoẻ mạnh.
🌳Ngày 17/10/2024: Hỗ trợ pha hoàng thể sau chuyển phôi là gì?
🌳Ngày 17/10/2024: Viện Mô phôi lọc rửa tinh trùng bằng phương pháp gì?
🌳Ngày 16/10/2024: Kỹ thuật AH trong hỗ trợ sinh sản tại Viện Mô phôi
Bệnh nhân có tiền sử ứ dịch hai vòi trứng
Vợ chồng chị Hương (Nghệ An) kết hôn vào năm 2013. Trước khi đến Viện Mô phôi khám, vợ chồng chị đã từng khám ở nhiều nơi. Tuy nhiên các bác sĩ đều chẩn đoán chị bị ứ dịch hai vòi trứng.
Vòi trứng là một ống nhỏ, rỗng, dài khoảng 9-12cm nối tử cung và buồng trứng hai bên. Do có đường kính rất nhỏ chỉ khoảng 1mm nên vòi trứng là bộ phận rất dễ bị tổn thương và tắc nghẽn.
Ứ dịch vòi trứng là hiện tượng vòi trứng bị tắc nghẽn bởi dịch, mủ. Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, hầu hết phụ nữ chỉ phát hiện vòi trứng bị ứ dịch khi bệnh ở giai đoạn nặng nên việc điều trị khá khó khăn và hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.
🔥🔥🔥🔥🔥ĐỌC NGAY: Tại sao có các dấu hiệu mang thai nhưng chuyển phôi thất bại?
Nguyên nhân gây nên tình trạng ứ dịch vòi trứng
- Viêm nhiễm ngược dòng từ âm đạo
- Nhiễm Chlamydia hoặc lao vùng chậu.
- Tiền sử đau vùng chậu lặp lại không rõ nguyên nhân.
- Tiền sử phẫu thuật vùng chậu: cắt ruột thừa viêm, nội soi bóc u nang buồng trứng…
- Bệnh nhân có tiền sử hút nạo buồng tử cung (hút nạo thai, hút buồng tử cung do bệnh lý niêm mạc tử cung).
- Bị bệnh lạc nội mạc tử cung cũng dẫn đến bị ứ dịch vòi trứng.
Chẩn đoán ứ dịch vòi trứng
Dựa trên các triệu chứng ứ dịch vòi trứng kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán ứ dịch vòi trứng phù hợp. Trong đó có:
- Siêu âm bơm nước buồng tử cung bằng cách đưa nước muối sinh lý và khí vô trùng qua cổ tử cung để dễ dàng quan sát các cơ quan sinh sản nhằm phát hiện bất thường hay tình trạng tắc nghẽn tại đây.
- Siêu âm giúp phát hiện ứ dịch vòi trứng.
Ảnh hưởng của ứ dịch vòi trứng đến khả năng sinh sản?
- Viêm, ứ dịch,
- Tắc nghẽn vòi trứng,
- Tình trạng ứ dịch kéo dài gây tắc nghẽn vòi trứng hoàn toàn. Đôi khi cần phải tiến hành cắt bỏ khi viêm nhiễm nặng.
- Tổn thương nội mạc tử cung: dịch viêm từ vòi trứng có thể chảy ngược vào tử cung, gây viêm mạn tính nội mạc tử cung.
- Gây vô sinh: Ống dẫn trứng bị ứ dịch sẽ khiến cho trứng và tinh trùng không thể gặp nhau nên khả năng thụ thai trở nên kém đi.
- Thay đổi hệ miễn dịch cơ thể, làm giảm khả năng làm tổ của phôi, dẫn đến tình trạng hiếm muộn.
Ứ dịch vòi trứng nên làm gì để có thai?
Đối với ứ dịch một vòi, một vòi thông tốt
- Kích thích buồng trứng làm IUI 2-3 chu kỳ (theo dõi trứng phát triển bên vòi thông thì bơm IUI). Nếu thất bại chuyển IVF.
- Nếu bệnh nhân IUI thất bại nhưng chưa có điều kiện IVF có thể cân nhắc nội soi cắt vòi ứ dịch sau đó thả tự nhiên hoặc IUI lại.
Đối với ứ dịch hai vòi
- Thụ tinh ống nghiệm IVF là là lựa chọn tốt nhất.
- Nội soi thông vòi đã được nghiên cứu thấy hiệu quả rất thấp. Hầu hết bệnh nhân sau mổ vẫn không có thai và quay lại làm IVF (càng tốn thêm chi phí).
Đối với bệnh nhân làm IVF vì ứ dịch vòi
- Thu được ít phôi thì nên mổ kẹp/cắt vòi ứ dịch rồi mới chuyển phôi.
- Thu được nhiều phôi có thể cứ chuyển phôi trước. Nếu không thành công thì cân nhắc mổ kẹp/cắt vòi ứ dịch sau.
Hành trình điều trị gian nan của bệnh nhân
Sau khi được chẩn đoán ứ dịch hai vòi trứng, bác sĩ ở đơn vị cũ chỉ định vợ chồng chị Hương thụ tinh trong ống nghiệm. Chị đã làm IVF ở 2 đơn vị khác nhau:
- IVF lần đầu với 4 lần chuyển phôi không có beta hCG;
- IVF lần 2: kích trứng nhưng không đáp ứng thuốc và được bác sĩ nơi đó khuyên xin trứng vì buồng trứng gần như cạn kiệt. Hai vợ chồng chị tuyệt vọng!
Tháng 6/2023, anh chị lặn lội từ miền Nam ra Viện, dưới sự đồng hành, theo dõi của bác sĩ Ái và các bác sĩ tại Viện, thật tuyệt vời, bệnh nhân tạo được 3 phôi ngày 5!
Sinh con khoẻ mạnh sau 10 năm mong chờ con yêu!
Sau khi chuẩn bị niêm mạc tử cung thuận lợi, chị Hương được chỉ định chuyển 1 phôi ngày 5. Thật tuyệt vời là phôi làm tổ thành công. Lần đầu tiên trong đời chị Hương được cầm tờ xét nghiệm beta hCG của chính mình dương tính với kết quả 320.36 sau 10 ngày chuyển phôi!
Một thai kỳ thuận lợi, khoẻ mạnh của hai mẹ con chị. Và hôm nay, em bé phôi mạnh mẽ đó đã trở thành một bé gái khoẻ mạnh và rất đáng yêu của vợ chồng chị. “Cảm ơn bs Ái cùng toàn bộ cán bộ y bác sĩ bv Mô phôi, con Cherry chúc các bác sĩ ngày càng thành công và giúp đỡ dc nhìu gd hiếm muộn ạ” – chị Hương chia sẻ.
Chúc mừng thành công của gia đình. Cảm ơn vì đã tin tưởng và lựa chọn Viện Mô phôi. Chúc em bé Cherry luôn mạnh khoẻ, hay ăn chóng lớn nhé.
Bài viết liên quan
Hai lần chuyển phôi hai bạn nhỏ đáng yêu!
Tin vui từ bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém! Hai lần chuyển phôi có ...
Th12
Em bé Momo của Viện!
Bố mẹ đặt tên em để luôn nhớ về Viện! Em bé Momo của Viện! ...
Th12
Em bé đáng yêu đến từ quê hương Bắc Ninh
Chúc mừng vợ chồng bệnh nhân có tiền sử thai lưu sinh con thành công ...
Th12
Bệnh nhân Thalassemia sinh con khoẻ mạnh!
Thalassemia là nỗi ám ảnh của rất nhiều gia đình. Thalassemia hay bệnh tan máu ...
Th12
Bệnh nhân sinh con khoẻ mạnh sau một lần thai sinh hoá!
Thai kỳ khoẻ mạnh là mong muốn của tất cả các mẹ bầu. Đặc biệt ...
Th12
Bệnh nhân duy nhất một phôi khảm sinh con thành công!
Chất lượng phôi đóng vai trò quan trọng trong tỷ lệ thành công của ca ...
Th11