Sóng điện thoại có gây vô sinh không? Điện thoại là vật dụng quen thuộc ai ai cũng sử dụng. Bởi điện thoại mang đến rất nhiều tiện ích trong cuộc sống. Tuy nhiên, có rất nhiều người lo lắng rằng sử dụng điện thoại gây vô sinh.Thực hư sóng điện thoại có gây vô sinh không? Đây cũng chính là nội dung chính sẽ được chúng tôi đề trong nội dung sau. Bạn đọc nên đọc để biết được thông tin hữu ích cho bản thân.
I. Sóng điện thoại có gây vô sinh không?
Điện thoại được sử dụng hàng ngày với nhiều mục đích như nhắn tin, nói chuyện, lướt web, chơi game, học tập… Việc sử dụng liên tục như vậy liệu sóng điện thoại có gây vô sinh không?
Hiện nay, có một số kết luận cho thấy việc khó có con có liên quan đến thói quen ở gần sóng điện thoại thường xuyên. Tuy vậy, điều này cũng không thể nói lên việc sử dụng điện thoại thường xuyên đều bị vô sinh.
Hiện nay, đa phần người dùng thường xuyên tiếp xúc với các loại sóng, đặc biệt là sóng điện thoại nhưng vẫn sinh con bình thường. Như vậy, sóng điện thoại không phải hung thủ quyết định đến việc vô sinh. Chính xác hơn, việc vô sinh còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
Đối với sức khỏe sinh sản của nam giới, tác hại của sóng điện thoại diễn ra chậm rãi. Sóng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất tinh trùng, khiến ADN của tinh bất thường. Điều này khiến cho tinh trùng không đảm bảo về chất lượng nên dẫn đến khó mang thai.
Còn với nữ giới, buồng trứng cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi sóng điện thoại. Nên quá trình mang thai diễn ra không được thuận lợi. Như vậy, sóng điện thoại cũng chính là thủ phạm âm thầm khiến nam và nữ giới đối mặt với tình trạng vô sinh. Do đó, các bạn nên hạn chế tiếp xúc với sóng điện thoại để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân.
II. Những nguy hại của sóng điện thoại
Sóng điện thoại có thể là yếu tố tác động gây vô sinh ở cả nam và nữ giới. Không những thế, việc tiếp xúc với sóng điện thoại về lâu dài còn tiềm ẩn những biến chứng sau.
1. Ảnh hưởng đến sinh sản
Dùng điện thoại có gây vô sinh không? Như đã chia sẻ ở trên, việc tiếp xúc với sóng điện thoại sẽ làm giảm khả năng sinh sản của hai giới.
Theo đó, với nam giới sẽ khiến cho chất lượng tinh trùng không đảm bảo, bất thường ADN tinh trùng. Còn với nữ giới khiến cho trứng không phát triển để thụ tinh.
2. Ảnh hưởng đến thần kinh
Theo chuyên gia tại Viện Mô Phôi, thần kinh là bộ phận chịu nhiều sự tác động của sóng điện từ. Tiếp xúc quá nhiều với sóng điện từ sẽ xuất hiện các biến chứng liên quan đến hệ thần kinh như:
- Hoa mắt, chóng mặt;
- Thường xuyên bị đau đầu.
- Khả năng nhận thức kém.
- Không thể tập trung vào công việc.
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Tâm trạng khó chịu, dễ cáu gắt.
- Trầm cảm.
⭐⭐⭐ BẠN NÊN BIẾT: Uống trà sữa có bị vô sinh không?
3. Nguy cơ ung thư
Theo một số nghiên cứu, bức xạ của sóng điện thoại còn có thể là nguy cơ gây nên các bệnh lý nguy hiểm ung thư não hay u tuyến nước bọt rất nguy hiểm.
4. Tác động xấu đến sức khỏe trẻ em
Sóng điện thoại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em, cụ thể là đến mô não của trẻ. Do đó, cần hạn chế cho trẻ sử dụng điện thoại. Bởi có thể gặp nhiều biến chứng liên quan đến cấu trúc gen hoặc hệ thần kinh của trẻ.
5. Ảnh hưởng thính giác
Việc sử dụng điện thoại thường xuyên, nghe điện thoại với âm lượng to sẽ ảnh hưởng xấu đến thính giác, tăng nguy cơ mắc chứng ù tai. Lúc này, trong tai sẽ luôn có tiếng như muỗi kêu hoặc tiếng nhạc… Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
III. Thói quen cần thay đổi khi sử dụng điện thoại
Có thể thấy những tác hại của sóng điện thoại không hề nhỏ. Do vậy, ngay từ lúc này các bạn hãy loại bỏ những thói quen dưới đây để hạn chế những tác hại kể trên.
1. Để điện thoại trong túi quần
Việc để điện thoại trong túi quần sẽ tác động trực tiếp đến cơ quan sinh dục nam. Thói quen này vô sinh khiến lượng tinh trùng sản sinh ít hơn, chất lượng tinh trùng giảm, khả năng di động kém.
2. Để đầu giường khi ngủ
Nhiều người có thói quen để điện thoại ở đầu giường khi ngủ. Điện thoại để gần đầu khiến cho não bộ bị ảnh hưởng rất lớn. Tăng nguy cơ gặp các rắc rối về vấn đề kích thích trong chuyện yêu. Lâu dần ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, khó có con hơn.
3. Để điện thoại ở ngực
Sự xuất hiện của dây đeo điện thoại mang đến sự tiện lợi trong quá trình sử dụng. Dụng cụ này rất thiết thực, giúp bạn không phải cầm điện thoại khi dùng.
Tuy nhiên, việc dùng điện thoại ở ngực thời gian dài sẽ tác động đến hệ thống nội tiết và tim mạch. Nguy hiểm hơn, thói quen này khiến cho chu kỳ nguyệt san của chị em rối loạn, hormone nội tiết cũng giảm, nên đời sống tình dục gặp bất thường.
4. Dùng điện thoại khi thiếu ánh sáng
Nhiều người có thói quen dùng điện thoại trong môi trường thiếu yếu ánh sáng, đặc biệt vào ban đêm. Điều này sẽ gây hại cho mắt, gây khô kết mạc, tăng nguy cơ bị mù hay ung thư mắt.
5. Để quá sát mắt
Sử dụng điện thoại sát mắt trong thời gian dài sẽ khiến cho mắt sớm bị lão hóa. Thói quen này cũng chính là thủ phạm gây cận thị hay đục thủy tinh thể.
IV. Cách sử dụng điện thoại tránh vô sinh
Điện thoại rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta, tuy nhiên tác hại của sóng điện thoại không hề nhỏ. Vậy phải sử dụng điện thoại như thế nào cho an toàn, hạn chế vô sinh? Dưới đây là một số lời khuyên các bạn nên biết.
- Không để điện thoại ở những vị trí như cơ quan sinh dục hay ở đầu, ngực.
- Tuyệt đối không vừa dùng điện thoại vừa sạc. Đặc biệt, khi điện thoại ở trạng thái yếu pin bức xạ sóng rất cao. Nên các bạn cũng không nên dùng ở thời điểm này.
- Nếu được hãy giảm thời gian sử dụng điện thoại để hạn chế bức xạ của sóng điện thoại.
- Nếu công việc bắt buộc phải dùng điện thoại, các bạn có thể dùng màn chắn sóng điện từ để hạn chế ảnh hưởng.
- Bên cạnh hạn chế dùng điện thoại, các bạn cũng nên có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Giúp tăng sức đề kháng, cải thiện chất lượng cho trứng và tinh binh. Nếu gặp bất thường về sức khỏe sinh sản, nên đi kiểm tra để điều trị sớm.
Trên đây là thông tin giải đáp sóng điện thoại có gây vô sinh không? Vậy tiếp xúc với sóng điện thoại trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của bạn. Do đó, hãy tiết chế thói quen dùng điện thoại, dùng đúng cách để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11