Những năm gần đây, tỷ lệ vô sinh ở nam giới ngày càng tăng. Điều này gây tác động tiêu cực đến nhiều nam giới trong quá trình thăm khám và điều trị. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh nam, như bệnh lý, thói quen, môi trường… Trong đó, việc thường xuyên căng thẳng lo lắng là thói quen xấu có thể dẫn đến vô sinh nam. Vậy tác động của stress đến khả năng sinh sản ở nam giới được hiểu hiện như thế nào? Cần làm gì để giảm căng thẳng, stress nam giới?
🦠Ngày 17/10/2023: Cần làm gì để tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF?
🦠Ngày 16/10/2023: Tinh hoàn ẩn là gì?
🦠Ngày 16/10/2023: Hội chứng PRADER WILLI là gì?
🦠Ngày 13/10/2023: 5 bệnh lý thường gặp ở tinh hoàn dễ gây vô sinh ở nam giới.
🦠Ngày 12/04/2023: Vô sinh thứ phát là gì?
🦠Ngày 21/04/2023: PGT-M là gì?
Tác động của stress đến khả năng sinh sản ở nam giới
Stress là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), stress là phản ứng của cơ thể khi phải đối mặt với hoàn cảnh và áp lực vượt quá khả năng xử lý, thách thức khả năng đối phó của con người. Stress không phải là một bệnh, tuy nhiên stress có thể dẫn đến suy nhược về tâm lý, suy giảm hoạt động não bộ và từ đó suy nhược cả cơ thể.
Một số nội tiết phản ánh tình trạng căng thẳng như norepinephrine, cortisol, và adrenaline.
Nói cách khác, căng thẳng là nguyên nhân gây ra các bệnh khác. Ví dụ như trầm cảm, mất ngủ. Stress cũng là yếu tố gây tăng nặng cho các bệnh về tiêu hóa, tim mạch, thậm chí là ung thư. Stress cũng có thể góp phần gây ra tình trạng hiếm muộn, làm giảm hiệu quả của điều trị IVF.
❌❌❌❌❌XEM THÊM: Hội chứng PRADER WILLI là gì?
Tác động của stress đến khả năng sinh sản
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Fertility and Sterility năm 2018 chỉ ra:
- Nam giới bị stress có nguy cơ tinh trùng dị dạng cao hơn 30% so với nam giới không stress.
- Stress có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Ví dụ như viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh hoàn,…
- Khả năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn,
- Khả năng di chuyển của tinh trùng
- Khả năng thụ tinh của tinh trùng.
Stress có thể làm giảm sản xuất testosterone. Đây là một loại hormone quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất tinh trùng. Stress cũng có thể làm tăng sản xuất cortisol, một loại hormone gây căng thẳng có thể làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh trùng.
Các giải pháp giúp kiểm soát stress
Hiện nay, vô sinh nam chiếm khoảng 40% nguyên nhân gây vô sinh. Bên cạnh những bệnh lý gây vô sinh nam thì yếu tố môi trường, thói quen cũng tác động không nhỏ đến tình trạng này.
Theo bác sĩ, để cải thiện sức khỏe nam giới, đặc biệt với những nam giới có sinh hoạt tinh dục thường xuyên, đang mong con cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa nam học hoặc hiếm muộn nam để được thăm khám sớm.
Tránh những thói quen xấu gây vô sinh nam.
- Duy trì tập luyện ở mức độ đều đặn, tránh tập thể dục quá sức,
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất cần thiết
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý…
Tất cả những thay đổi đó đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng tinh trùng.
Bên cạnh đó, nam giới cần cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm sinh lý, các thực phẩm giúp tăng cơ trong quá trình tập gym. Nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc thiên thiên, có công dụng kích thích cơ thể sản sinh testosterone nội sinh để cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng.
Bài viết liên quan
Chi phí điều trị bơm IUI tại Viện Mô phôi
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Quy trình điều trị IVF tại Viện Mô phôi
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ kỹ thuật thụ ...
Th11
Hội chứng siêu nữ 47XXX
Người bình thường có bộ nhiễm sắc thể (NST) 23 cặp, trong đó có 22 ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11