Chuyển phôi được xem là bước cuối cùng trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Phôi sau khi được thụ tinh trong phòng Lab sẽ được chuyển vào buồng tử cung của mẹ. Bệnh nhân có thể được chỉ định chuyển phôi tươi hoặc chuyển phôi đông lạnh. Trước khi chuyển phôi cũng là thời điểm có nhiều lo lắng cho bệnh nhân. Đó là lo lắng về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động… Trước khi chuyển phôi cần lưu ý gì? Và trước khi chuyển phôi có nên quan hệ vợ chồng không?
🌱Ngày 27/03/2024: Có phải mắc quai bị là sẽ bị vô sinh?
🌱Ngày 25/03/2024: Nam giới mắc hội chứng Klinefelter có cơ hội làm cha không?
🌱Ngày 26/03/2024: Những thông tin về rối loạn xuất tinh
🌱Ngày 27/03/2024: Ý nghĩa của các loại sinh thiết phôi hiện nay.
🌱Ngày 22/03/2024: Viêm lộ tuyến có ảnh hưởng đến điều trị IVF không?
Khi nào bệnh nhân được chuyển phôi?
Chuyển phôi là thao tác bác sĩ sẽ đưa phôi sau khi đã thụ tinh vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sẽ được chứa trong Catheter chuyên dụng chuyển vào tử cung dưới hướng dẫn siêu âm.
Trong thụ tinh ống nghiệm, bệnh nhân có thể được chuyển phôi tươi hặc phôi đông lạnh. Chuyển phôi tươi sẽ được tiến hành trong chu kỳ kích trứng. Khi phôi được nuôi lên ngày 3 (gọi là phôi ngày 3) hoặc khi phôi được nuôi lên ngày 5 (gọi là phôi ngày 5), sẽ tuỳ từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định. Chuyển phôi tươi không cần trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung nên thời gian sẽ ngắn hơn, thường khoảng 5 tuần.
Chuyển phôi tươi là bệnh nhân sẽ chuyển phôi trong chu kỳ kích trứng. Bệnh nhân không cần trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung.
Đối với chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, bệnh nhân sẽ cần trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung. Quá trình này thường bắt đầu vào ngày 2 chu kỳ kinh nguyệt và thường không kéo dài quá 18 ngày. Có 3 phác đồ chuẩn bị niêm mạc tử cung hiện nay:
Thời điểm lý tưởng để chuyển phôi
- Khoảng 15-20 ngày của chu kỳ kinh tính từ ngày 2 chu kỳ kinh
- Độ dày niêm mạc tối ưu từ 8-12mm
- Hình thái niêm mạc đẹp trong quá trình chuẩn bị niêm mạc là hình hạt cà phê hay hình ba lá trên siêu âm
- Một số yếu tố khác như độ tưới máu, diễn biến phát triển của niêm mạc, các vấn đề bất thường của tử cung như dịch lòng tử cung, polyp buồng tử cung…
Quy trình chuyển phôi
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị qua cổ tử cung. Được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm.
- Các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
- Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
- Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
Trước khi chuyển phôi có nên quan hệ vợ chồng không?
Đây là một trong những câu hỏi được bệnh nhân đang điều trị tại Viện quan tâm rất nhiều. Tình dục là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân đang điều trị hiếm muộn họ có phần quan tâm nhiều hơn.
- Trước khi chuyển phôi 24 tiếng, vợ chồng không nên quan hệ. Vì quan hệ lúc này có thể ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi.
- Khi quan hệ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ, tránh viêm nhiễm nấm ảnh hưởng không tốt đến quá trình làm tổ của phôi
- Nếu người chồng đang gặp vấn đề về sức khỏe tuyệt đối không quan hệ
- Tránh sử dụng gel bôi trơn hay thuốc để đảm bảo không có những tác động ảnh hưởng tới quá trình làm tổ
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12