Mang thai sinh con là thiên chức thiêng liêng cao cả của người phụ nữ. Cả quá trình thai kỳ cả mẹ và bé phải trải qua nhiều khó khăn. Trong đó có nhiều loại bệnh lý có thể gặp khi mang thai mà mẹ cần hết sức lưu ý. Bệnh phụ khoa là một trong số những bệnh lý thường gặp trong độ tuổi sinh sản. Viêm âm đạo là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Vậy viêm âm đạo ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của phụ nữ?
🦠Ngày 06/06/2024: Một trường hợp bệnh nhân Hemophilia điều trị thành công tại Viện
🦠Ngày 05/06/2024: Những nguyên nhân sảy thai thường gặp.
🦠Ngày 04/06/2024: Bệnh nhân tắc hai vòi trứng điều trị IVF thành công tại Viện!
🦠Ngày 05/06/2024: Tắc vòi trứng có bơm IUI được không?
🦠Ngày 03/06/2024: Hành trình rong ruổi 10 năm tìm con của đôi vợ chồng đến từ Hưng Yên
🦠Ngày 04/06/2024: Một số bệnh phụ khoa thường gặp.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng viêm âm đạo?
Âm đạo là ống nối giữa âm hộ và cổ tử cung. Nói cách khác, âm đạo chính là “đường ống” kết nối tử cung với thế giới bên ngoài. Đây là con đường đưa em bé ra khỏi bụng mẹ trong quá trình sinh nở, là nơi vận chuyển máu kinh thoát ra ngoài trong kỳ kinh nguyệt.
Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp nhất. Viêm âm đạo khiến rất nhiều chị em khó chịu.
🔥🔥🔥🔥XEM THÊM: Các cấp độ viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, tiết ra dịch có mùi khó chịu, gây nên tình trạng ngứa và đau. Tình trạng viêm nhiễm ở vùng kín thường được phân loại theo nguyên nhân gây bệnh:
- Viêm do nấm Candida
- Viêm do vi khuẩn
- Viêm do trùng roi Trichomonas
- Viêm do lậu (Chlamydia)
- Viêm do virus
- Viêm không lây nhiễm
- Viêm teo âm đạo…
Viêm âm đạo ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Ảnh hưởng tới khả năng mang thai
Viêm âm đạo gây mất cân bằng độ pH ở âm đạo, ảnh hưởng đến khả năng sống và di chuyển của tinh trùng sau khi vào âm đạo, làm giảm tỷ lệ thụ thai.
Viêm nhiễm cũng gây ra rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ không đều, dẫn đến tỷ lệ thụ thai giảm.
Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi
Viêm âm đạo khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch thay đổi, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập và phát triển. Những nguy cơ của bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi như:
- Gây đau, ngứa rát, khó chịu,… vùng âm đạo.
- Nhiễm trùng nước ối.
- Viêm buồng tử cung sau khi sinh qua âm đạo hoặc sinh mổ.
- Thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc tăng nguy cơ sinh non, sức đề kháng yếu, có thể bị viêm phổi do nấm.
- Khi sinh con qua âm đạo, nấm và vi khuẩn có thể lây nhiễm cho trẻ sơ sinh.
Ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày
Viêm âm đạo gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của chị em, cụ thể như:
- Khí hư ra nhiều, có mùi hôi: đây là triệu chứng phổ biến nhất của viêm âm đạo. Khí hư ra nhiều, có mùi hôi có thể khiến chị em cảm thấy tự ti, e ngại khi giao tiếp, vận động, sinh hoạt hàng ngày.
- Ngứa ngáy, khó chịu ở âm đạo: triệu chứng này có thể khiến chị em cảm thấy khó chịu, bứt rứt, ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.
- Đau rát khi quan hệ tình dục: viêm âm đạo có thể khiến âm đạo bị tổn thương, gây đau rát khi quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến đời sống tình dục.
- Đau khi đi tiểu: triệu chứng này có thể khiến chị em cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Gây ra các bệnh viêm nhiễm khác
Viêm âm đạo không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh viêm nhiễm khác. Bao gồm:
- Viêm đường tiết niệu,
- Viêm niêm mạc tử cung,
- Viêm vùng chậu.
Nguyên nhân là do vi khuẩn, nấm hoặc trùng roi gây viêm âm đạo có thể lây lan sang các cơ quan khác trong hệ sinh sản.
Phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo
Ngay khi có biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Để chẩn đoán tình trạng “cô bé” của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:
- Xem lại bệnh sử: Bác sĩ hỏi bạn về tiền sử nhiễm trùng âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà bạn từng mắc.
- Tiến hành khám phụ khoa: Bác sĩ sử dụng một dụng cụ (mỏ vịt) để xem xét bên trong âm đạo, xem vùng kín của bạn có bị viêm và tiết dịch bất thường không. Bạn lưu ý là tránh sử dụng băng vệ sinh, quan hệ tình dục hoặc thụt rửa trước buổi khám để bác sĩ đánh giá dịch âm đạo một cách chính xác nhất.
- Thu thập mẫu để tiến hành xét nghiệm: Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ có thể thu thập một mẫu dịch tiết âm đạo hoặc cổ tử cung để làm xét nghiệm. Kết quả sẽ giúp xác định loại viêm âm đạo mà bạn mắc phải.
- Kiểm tra độ pH…
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11
Xét nghiệm AMH có cần nhịn ăn sáng không?
AMH là chỉ số nội tiết rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh ...
Th11