Xét nghiệm NIPT là một trong những phương pháp phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi. Ngoài ra, có nhiều thông tin cho rằng phương pháp này còn biết được cả giới tính của em bé. Vậy thực hư xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không? Cùng theo dõi những chia sẻ sau đây!
I. Giải đáp: Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?
Hỏi: “Em đang bầu được 9 tuần, sắp tới em dự định làm NIPT. Em có nghe nói là làm xét nghiệm này có thể biết được trai hay gái. Xin hỏi bác sĩ điều này có đúng không ạ” (Hồng Anh, Mỹ Đình – Hà Nội).
Giải đáp:
Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. NIPT test sẽ giúp phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Từ đó, có biện pháp khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
Vậy xét nghiệm NIPT có biết trai hay gái không? Đặc điểm của kỹ thuật này đó là phân tích cfDNA trong máu của thai phụ. Nên trong quá trình phân tích sẽ biết được NST X hay Y ở thai nhi.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, mục đích chính của sàng lọc NIPT vẫn là phát hiện các dị tật bẩm sinh. Nên phương pháp này có thể sai sót trong việc kiểm tra giới tính của trẻ. Do đó, tốt nhất các mẹ bầu nên đợi đến tuần thứ 12. Lúc này, việc siêu âm sẽ giúp phát hiện chính xác là bé trai hay bé gái.
II. Kết quả xét nghiệm NIPT cho biết những gì?
Như đã chia sẻ ở trên, bệnh cạnh phát hiện được NST giới tính của thai nhi. Mục đích chính của xét nghiệm NIPT đó là phát hiện sớm những bất thường về NST thai nhi.
Cụ thể, phương pháp xét nghiệm này sẽ phát hiện các bệnh lý liên quan đến dị tật bẩm sinh ở trẻ. Điển hình như các bệnh sau:
- Bệnh Down;
- Hội chứng Trisomy 18 (Edwards);
- Hội chứng Trisomy 13 (Patau);
- Trẻ mắc hội chứng XO (Turner)…
Chưa hết, kết quả sàng lọc còn giúp phát hiện các bệnh di truyền lặn ở người mẹ và một số bệnh di truyền trội ở thai nhi.
III. Tỷ lệ chính xác của kết quả xét nghiệm NIPT là bao nhiêu?
Tỷ lệ xét nghiệm NIPT có cao không? Câu trả lời là có. So với các xét nghiệm Double Test hay Triple Test, kỹ thuật này có độ chính xác nhất. Rất hiếm trường hợp kết quả bị sai lệch, tỷ lệ chính xác lên tới 99,98%.
Tuy nhiên, để có kết quả chính xác như vậy buộc mẹ bầu cần phải thực hiện tại những địa chỉ uy tín. Được đầu tư máy móc xét nghiệm hiện đại, kỹ thuật viên chuyên môn tốt.
Trường hợp làm xét nghiệm tại những địa chỉ kém chất lượng sai sót về kết quả rất cao. Do đó, các mẹ bầu cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn địa chỉ sàng lọc.
IV. Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT
Với xét nghiệm NIPT, tùy vào gói xét nghiệm từ 3 – 7 ngày thai phụ sẽ có kết kết quả. Trên tờ phiếu kết quả, có nhiều mã số, thông tin khá đặc thù về chuyên ngành. Nên nhiều chị em không biết cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT như thế nào.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách đọc kết quả của NIPT.
- Cách xem kết quả NIPT biết trai hay gái như sau:
Các chị em lưu ý đến mã phiếu xét nghiệm. Nếu mã số là số lẻ kết quả là con trai, còn nếu số chẵn là con gái.
Tuy nhiên, cách đọc này là do nhiều chị em truyền tai nhau, chưa được kiểm chứng. Với trường hợp này, tốt nhất, chị em nên hỏi bác sĩ để có câu trả lời chính xác.
- Kết quả xét nghiệm NIPT trong sàng lọc bệnh dị tật bẩm sinh:
Đối trường trường hợp này, kết quả sẽ như sau:
+ Nếu thai nhi khỏe mạnh, không phát hiện bất thường về NST. Trên phiếu kết quả sẽ ghi rõ ràng là kết quả bình thường, không phát hiện các bội NST, NST giới tính hay mất vi đoạn…
+ Trường hợp thai nhi phát hiện bất thường, kết quả trên phiếu sẽ ghi là phát hiện bội NST.
+ Với những thai nhi mắc các bệnh hiếm gặp, cơ sở xét nghiệm sẽ có thông báo cho người nhà đến trực tiếp để trả kết quả. Tại đây, các bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ phương pháp khắc phục tốt nhất.
V. Lưu ý sau khi nhận được kết quả xét nghiệm NIPT
Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm NIPT chị em hãy tuân thủ theo lời khuyên, phác đồ của chuyên gia.
- Nếu như trường hợp kết quả không phát hiện các dấu hiệu bất thường. Mẹ bầu vẫn tiếp tục theo dõi, khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng. Đồng thời, lưu ý đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo con phát triển tốt.
- Với những thai nhi có bất thường về NST hoặc có nguy cơ mắc các hội chứng ảnh hưởng đến thể chất, trí tuệ của trẻ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên thích hợp. Trường hợp xấu nhất có thể phải bỏ thai.
- Một trường hợp khác đó là kết luận thai nhi có nguy cơ thấp. Có thể chuyên gia sẽ chỉ định làm xét nghiệm lại để từ đó có phương pháp phòng tránh nguy cơ, điều trị sớm.
Trên đây là thông tin giải đáp xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không? Như vậy, xét nghiệm này không chỉ giúp phát hiện các bất thường về NST của trẻ mà còn phát hiện được NST giới tính. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá coi trọng về vấn đề này. Vẫn nên ưu tiên đến sự phát triển của trẻ và có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11