Tinh hoàn là cơ quan sinh sản rất quan trọng của nam giới. Đây được coi là “nhà máy” sản xuất tinh trùng – tế bào sinh sản của phái mạnh. Vì vậy, bất kỳ sự bất thường nào tại tinh hoàn đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Xoắn tinh hoàn là một tình trạng nguy hiểm. Đây là một trường hợp bệnh lý cấp cứu khẩn cấp trong Tiết niệu. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ sơ sinh và giai đoạn từ 12 – 18 tuổi.Vậy xoắn tinh hoàn gây ra nguy cơ gì?
Ngày 02/08/2024: Hãy khuyên chồng đi khám hiếm muộn nếu có các dấu hiệu này
Ngày 01/08/2024: Hai em bé đáng yêu của mẹ Thảo – bố Kiên (Bắc Giang)!
Ngày 31/07/2024: AMH thấp có gặp khó khăn gì khi điều trị hiếm muộn không?
Ngày 31/07/2024: Bác sĩ Trịnh Thế Sơn tham gia Genetic Counseling Talks
Ngày 01/08/2024: Trữ đông tinh trùng cho nam giới sau khi mắc quai bị
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng xoắn tinh hoàn?
Tinh hoàn là gì?
Tinh hoàn là cơ quan hình bầu dục trong hệ thống sinh sản của nam giới. Tinh hoàn là một cặp cơ quan sản xuất tinh trùng duy trì sức khỏe của hệ thống sinh sản nam giới. Tinh hoàn được gọi là tuyến sinh dục. Chúng được chứa trong một túi da gọi là bìu. Phần bìu treo bên ngoài cơ thể ở phía trước vùng xương chậu gần đùi.
Các cấu trúc bên trong tinh hoàn rất quan trọng cho việc sản xuất và lưu trữ tinh trùng cho đến khi chúng đủ trưởng thành để xuất tinh.
Tinh hoàn gồm hai phần là mạch máu và những ống sinh tinh. Độ dài của mỗi tinh hoàn khoảng 4 – 5cm, được bao bọc bên trong bao xơ dày (cân trắng). Ở đây, chúng sẽ phân chia để tạo thành khoảng 200 – 400 thùy nhỏ.
Những thùy này lại chứa khoảng 2 – 4 ống sinh tinh, được phân tách bởi các vách xơ. Những ống này dạng cuộn xoắn, có chức năng sản sinh tinh trùng.
Ống sinh tinh là nơi tinh trùng được sản xuất trong quá trình sinh tinh. Khi những tế bào tinh trùng phát triển và trưởng thành, chúng di chuyển tới ống dẫn rộng hơn. Sau đó, chúng lại được chuyển tới một ống cuộn chặt bên ngoài mỗi tinh hoàn (mào tinh hoàn). Đây là nơi những tế bào tinh trùng được lưu trữ, trưởng thành hoàn toàn.
Chức năng của tinh hoàn
Theo cấu tạo, tinh hoàn đảm nhận hai chức năng trong cơ thể của nam giới gồm ngoại tiết và nội tiết, cụ thể:
- Ngoại tiết: Chức năng này được thể hiện qua việc sản sinh tinh trùng. Một lượng lớn tinh trùng sẽ nằm ở ống dẫn tinh. Trong khi, phần nhỏ được dự trữ tại mào tinh.
- Nội tiết: Chức năng này thể hiện qua việc sản xuất hormone sinh dục nam, phần lớn là testosteron. Hormone này giúp quyết định và củng cố những đặc tính sinh dục ở nam giới. Đồng thời giúp hệ sinh dục hoạt động và thực hiện những chức năng như bình thường.
Xoắn tinh hoàn là gì?
Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn lại, ngăn chặn con đường vận chuyển máu đến tinh hoàn, từ đó làm giảm lưu lượng máu, gây sưng đau đột ngột và dữ dội. Thậm chí có thể gây hoại tử tinh hoàn.
Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ sơ sinh và giai đoạn từ 12 – 18 tuổi. Tinh hoàn bị xoắn phải can thiệp phẫu thuật khẩn cấp để tránh tổn thương nghiêm trọng.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng xoắn tinh hoàn?
Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến xoắn tinh hoàn vẫn chưa được xác định chính xác. Một số yếu tố có thể đều cập đến gồm:
- Yếu tố di truyền: Hầu hết nam giới gặp phải tình trạng này đều có liên quan đến yếu tố di truyền, trong đó, cả hai tinh hoàn đều có thể bị ảnh hưởng.
- Chấn thương: Hiện tượng xoắn tinh hoàn cũng thường xảy ra vài giờ sau khi hoạt động mạnh, chấn thương nhẹ, thậm chí là trong quá trình ngủ.
- Nhiệt độ quá thấp.
- Sự phát triển nhanh chóng của tinh hoàn ở tuổi dậy thì.
Xoắn tinh hoàn gây ra những nguy cơ gì?
Các triệu chứng điển hình của xoắn tinh hoàn
- Đau bìu cấp: Đột ngột người bệnh thấy đau bìu một bên, đau với cường độ rất mạnh có thể có vã mồ hôi, càng ngày càng tăng. Đau có thể lan lên bụng dọc theo hướng của thừng tinh hoặc lan xuống đùi. Đau có thể xảy ra bất kì lúc nào nhưng thường hay xảy ra vào ban đêm, lúc nửa đêm, về sáng.
- Kèm theo đau bệnh nhân có thể có nôn hoặc buồn nôn.
- Có thể có rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt hoặc tiểu rắt
- Thông thường bệnh nhân không có sốt hoặc sốt nhẹ
- Bìu sưng to, đỏ, sờ vào rất đau. Nếu khám kĩ sẽ thấy tinh hoàn bị kéo lên cao trong bìu.
Cách chẩn đoán xoắn tinh hoàn
-
Đánh giá lâm sàng
-
Siêu âm Doppler màu
Xoắn tinh hoàn phải được xác định nhanh. Các triệu chứng tương tự như viêm mào tinh hoàn. Với viêm mào tinh hoàn, đau và sưng thường ít cấp tính hơn và tổn thương ban đầu khu trú ở mào tinh hoàn. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sưng nề toàn bộ và đau thường tiến triển, làm khó khăn cho việc phân biệt xoắn tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn. Chẩn đoán lâm sàng thường là đủ để tiến hành điều trị.
Xoắn tinh hoàn gây ra những nguy cơ gì?
Xoắn tinh hoàn là trường hợp cấp cứu khẩn cấp trong Tiết niệu. Nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Tổn thương tinh hoàn nghiêm trọng.
Tinh hoàn bị xoắn có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng. Do lưu lượng máu giảm, thiếu hụt nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ quan. Trong trường hợp bắt buộc, phải cắt bỏ tinh hoàn để tránh hoại tử lan rộng hoặc chết mô.
- Vô sinh
Hiện tượng này có nguy cơ ảnh hướng đến chất lượng tinh trùng, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và người lớn
- Gây tổn thương cho bên tinh hoàn còn lại
Sau khi tinh hoàn bị tổn thương, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt để tiến hành dọn dẹp, chữa lành. Trong quá trình này, các kháng thể hoặc protein sẽ được tạo ra, có nguy cơ gây tổn thương cho tinh hoàn còn lại.
- Tổn thương do tái tưới máu
Loại tổng hương này thường xảy ra ở các mô bị thiếu nguồn cung cấp máu trong một thời gian dài.
- Nhiễm trùng huyết
Có trường hợp cực kỳ hiếm gặp, nếu xoắn tinh hoàn kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nghiêm trọng và lan rộng sẽ gây tổn thương máu, các cơ quan lân cận, thậm chí là tử vong.
Điều trị xoắn tinh hoàn
Chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn ngay từ sớm có ý nghĩa quyết định đối với việc cứu giữ tinh hoàn. Nếu việc chẩn đoán có nhầm lẫn thì cũng bỏ qua thời điểm vàng để chữa trị bệnh và đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ cắt bỏ tinh hoàn hoàn toàn.
Các phương pháp điều trị bệnh lý này tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp:
- Tháo xoắn tinh hoàn dành cho trường hợp cấp cứu
- Phẫu thuật xoắn tinh hoàn.
Nói chung, khả năng khôi phục tinh hoàn như thế nào còn phụ thuộc vào thời điểm người bệnh thực hiện điều trị tính từ khi có dấu hiệu của bệnh. Thường thì khả năng thành công là như sau:
- Điều trị trong 4 tiếng đầu: hồi phục hoàn toàn.
- Điều trị sau khi có dấu hiệu bệnh 8 – 12 tiếng: khả năng hồi phục chỉ còn 20%.
- Điều trị sau 24 tiếng tính từ thời điểm có dấu hiệu bệnh: hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều bị hoại tử tinh hoàn.
Như vậy xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không. Xoắn tinh hoàn rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Nếu có có triệu chứng như phía trên, nam giới cần đến cơ sở chuyên khoa để khám càng sớm càng tốt.
Bài viết liên quan
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12
Độ pH trong tinh dịch nói lên điều gì?
Tinh dịch được xem là một “phương tiện” để vận chuyển tinh trùng. Hiện nay, tỷ ...
Th11
Tinh hoàn lạc chỗ và những biến chứng
Khi bé trai còn là bào thai hai tinh hoàn sẽ nằm trong bụng. Đến ...
Th10
Tỷ lệ vô sinh do nam giới ngày càng tăng
Trên thực tế khám bệnh tại Viện, có nhiều người đàn ông “khỏe mạnh” nhưng ...
Th10
Tinh trùng hình thành mất bao lâu thời gian?
Tinh trùng được gọi là tế bào sinh sản ở nam giới. Tinh trùng là ...
Th10
Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không?
Tinh hoàn là cơ quan sinh sản rất quan trọng của nam giới. Đây được ...
Th10