Bệnh Thalassemia gây ra những hậu quả gì?

vienhh 15889427956521817858856

Thalassemia hay bệnh tan máu bẩm sinh, là một căn bệnh di truyền phổ biến ở nước ta. Hiện nay có khoảng 7% người dân trên toàn cầu mang gen bệnh thalassemia – tan máu bẩm sinh. Thalassemia để lại nhiều tai biến nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh thalassemia chào đời mỗi năm, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh thalassemia ở mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể chào đời do phù thai. Vậy bệnh thalassemia gây ra những hậu quả gì?

🛑Ngày 21/12/2023: Sinh thiết phôi có ảnh hưởng đến chất lượng phôi không?

🛑Ngày 04/12/2023: 5 dấu hiệu phôi làm tổ bệnh nhân nên chú ý.

🛑Ngày 05/12/2023: Các hình thái tinh trùng bất thường ở nam giới là gì?

🛑Ngày 04/12/2023: Bảo tồn khả năng sinh sản cho nam giới trước khi xạ trị hoá trị

🛑Ngày 01/12/2023: Các phương pháp chẩn đoán tắc ống dẫn tinh.

🛑Ngày 30/11/2023: Chụp X-quang tử cung vòi trứng được thực hiện thời điểm nào?

🛑Ngày 01/12/2023: Tăng sinh nội mạc tử cung là gì?

Cơ chế di truyền của bệnh thalassemia

Bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh)  là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền với biểu hiện chính của bệnh là thiếu máu. Mỗi thể bệnh là do bất thường tổng hợp một loại chuỗi globin. Có hai thể bệnh chính là alpha thalassemia và beta thalassemia.

Có mấy loại Thalassemia?

  • α(alpha) Thalassemia: Thiếu chuỗi α (alpha)
  • β (beta) Thalassemia: Thiếu chuỗi β(beta)

Triệu chứng của bệnh tan máu bẩm sinh

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các triệu chứng sẽ biểu hiện khác nhau. Nhiều trẻ sẽ xuất hiện dấu hiệu Thalassemia ngay sau khi sinh nhưng cũng có trường hợp sau 1-2 năm các dấu hiệu mới khởi phát.

Người bệnh Thalassemia có thể bị thiếu máu nhẹ, do thiếu máu nhẹ nên người bệnh cảm thấy mệt mỏi, dễ nhầm lẫn thiếu máu nhẹ do Thalassemia với tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, các triệu chứng có thể đi kèm gồm:

  • Khó thở, mệt mỏi, khó chịu.
  • Da nhạt màu hoặc có màu vàng.
  • Biến dạng gương mặt.
  • Bụng lồi.
  • Tăng trưởng kém.
  • Nước tiểu màu tối.

Cơ chế di truyền của bệnh thalassemia

Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Do vậy tỷ lệ nam và nữ bị bệnh như nhau. Khi cả vợ và chồng cùng mang gen bệnh thalassemia thì mỗi lần sinh có 25% nguy cơ con bị bệnh, 50% khả năng con mang một gen bệnh và 25% khả năng con bình thường.

co che mac benh thalasemia
Cơ chế di truyền của bệnh thalassemia.

Người mang gen sẽ không có biểu hiện gì. Nhưng nếu cả 2 vợ chồng cùng mang gen thì sẽ rất nguy hiểm. Thalassemia được coi là một gánh nặng cho gia đình và cả ngành y tế. Chính vì vậy, việc tầm soát trước sinh sẽ giúp tránh khỏi những nguy cơ không mong muốn.

Bệnh tan máu bẩm sinh có nhiều mức độ lâm sàng khác nhau

  • Mức độ rất nặng: Thai nhi phù, thường tử vong trước hoặc ngay khi sinh;
  • Mức độ nặng và trung bình: bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng chung như: Thiếu máu (trung bình đến nặng); Hoàng đảm; Lách to, gan to; Chậm phát triển thể chất; Biến dạng xương (xương sọ, xương mặt, …); Rối loạn nội tiết: đái đường, suy giảm chức năng sinh dục, …; Xơ gan, suy gan; Suy tim, rối loạn nhịp tim…;
  • Mức độ nhẹ: người bệnh chỉ bị thiếu máu nhẹ (dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như thiếu máu thiếu sắt);

Người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh không có biểu hiện lâm sàng, có thể không thiếu máu.

Bệnh thalassemia gây ra những hậu quả gì?

Thalassemia là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi nó không chỉ gây tổn hại sức khỏe người bệnh, gây tàn phá cấu trúc trong cơ thể, ảnh hưởng đến giống nòi, đe dọa đến tính mạng mà nó còn tạo thêm gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Hiện nay, ở nước ta có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Và có trên 20.000 người bệnh mức độ nặng cần phải điều trị cả đời. Mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh thalassemia, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. Người bị bệnh và mang gen có ở tất cả các tỉnh/thành phố, các dân tộc trên toàn quốc.

Tùy vào mức độ người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng vô cùng nặng nề như:

  • Ứ đọng sắt: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do Thalassemia thể nặng. 
  • Dị tật xương: Những bệnh nhân mắc Thalassemia thể nặng bị phá hủy tế bào hồng cầu, dẫn đến hiện tượng tăng sinh hồng cầu trong tủy xương. 
  • Nhiễm trùng: người bệnh Thalassemia cũng bị đe dọa tính mạng bởi nguy cơ nhiễm trùng cao. Nhất là ở những bệnh nhân đã từng tiến hành phẫu thuật lá lách.
  • Các bệnh lý về tim mạch.

Có thể phòng ngừa bệnh Thalassemia không?

Thalassemia có thể phòng ngừa. Bệnh Thalassemia là bệnh lý bẩm sinh do bất thường gen di truyền, trẻ biểu hiện bệnh khi mang gen bệnh nhận từ cả bố lẫn mẹ. Vì thế có thể phòng bệnh Thalassemia từ việc kiểm soát giảm nguy cơ trẻ nhận cả hai gen bệnh từ bố và mẹ, các biện pháp hiệu quả bao gồm:

Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công kỹ thuật PGT-M cho bệnh thalassemia. Đây là địa chỉ tin cậy của nhiều gia đình mắc bệnh tan máu bẩm sinh suốt nhiều năm qua. Vì vậy, các cặp vợ chồng mang gen bệnh cần được thăm khám, tư vấn di truyền càng sớm càng tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status