Nội mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm tổ và phát triển của thai. Niêm mạc đẹp là niêm mạc đạt độ dày và hình thái phù hợp để tiếp nhận phôi. Mọi sự bất thường dày hơn hoặc mỏng hơn đều ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi. Tăng sinh nội mạc tử cung là một trong những vấn đề đó. Vậy tăng sinh nội mạc tử cung là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Tăng sinh nội mạc tử cung gây ra những nguy cơ gì? Viện Mô phôi xin chia sẻ trong bài viết dưới đây.
🔥Ngày 29/11/2023: Quản lý thai kỳ IVF như thế nào?
🔥Ngày 30/11/2023: Thuốc đặt Cyclogest trong điều trị hiếm muộn
🔥Ngày 29/11/2023: Tác dụng của thuốc nội tiết sau chuyển phôi là gì?
🔥Ngày 28/11/2023: Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
🔥Ngày 27/11/2023: Chưa quan hệ tình dục có mắc viêm lộ tuyến không?
🔥Ngày 24/11/2023: Liệu có loại thuốc nào có thể chữa khỏi đa nang buồng trứng không?
🔥Ngày 27/11/2023: Điều trị thành công cho bệnh nhân tụ dịch vết mổ đẻ
Tăng sinh nội mạc tử cung là gì?
Nội mạc tử cung hay còn gọi là niêm mạc tử cung (NMTC), là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Tăng sinh nội mạc tử cung là sự tăng sinh bất thường về kích thước và hình dạng của tuyến NMTC làm tăng tỷ lệ tuyến/mô đệm so với NMTC bình thường.
Các thể tăng sinh nội mạc tử cung
Theo WHO dựa vào 2 yếu tố chính
- Thành phần cấu trúc tuyến/mô đệm (đơn giản hay phức tạp).
- Có sự hiện diện của nhân không điển hình (điển hình hay không điển hình).
Tăng sinh NMTC được chia thành 4 nhóm:
- Tăng sinh đơn giản điển hình.
- Tăng sinh đơn giản không điển hình.
- Tăng sinh phức tạp điển hình.
- Tăng sinh phức tạp không điển hình.
Nguyên nhân
Tăng sinh nội mạc tử cung hay gặp nhất là do thừa estrogen mà không có progesterone. Nếu sự rụng trứng không xảy ra, progesterone sẽ không được tạo thành và lớp lót tử cung sẽ không bong ra. Nội mạc tử cung sẽ tiếp tục phát triển, đáp ứng với lượng estrogen trong cơ thể. Các tế bào tạo nên lớp lót sẽ ngày càng chen chúc nhau và trở nên bất thường. Tình trạng này gọi là tăng sinh, có thể dẫn đến ung thư ở một số phụ nữ.
Triệu chứng
Các triệu chứng phổ biến của tăng sinh nội mạc tử cung bao gồm:
- Chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn hoặc kéo dài hơn bình thường
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày
- Chảy máu âm đạo sau mãn kinh.
Tăng sinh nội mạc tử cung gây ra những nguy cơ gì?
Thiếu máu
Bên cạnh việc gây ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân, ra kinh nhiều, kỳ kinh kéo dài còn có thể gây nên những biến chứng như thiếu máu do mất máu. Thiếu máu ở bệnh nhân bị tăng sinh nội mạc tử cung tùy thuộc vào tình trạng ra huyết nhiều hay ít của bệnh nhân.
Diễn tiến thành ung thư
Diễn tiến thành ung thư là biến chứng nặng nề nhất của tăng sinh nội mạc tử cung. Mặc dù khả năng diễn tiến thành ung thư của bệnh là khá chậm, nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, sự tăng sinh nội mạc rất có thể sẽ thoát ly khỏi các quy luật điều hòa, ức chế của cơ thể và gây nên ung thư.
Sự diễn tiến thành ung thư của tăng sinh nội mạc tử cung thường không giống nhau, mà thay đổi theo kiểu tăng sinh. Đối với các bệnh nhân tăng sinh đơn giản điển hình tỷ lệ diễn tiến thành ung thư là 2%. Các bệnh nhân tăng sinh phức tạp điển hình tỉ lệ này là 8%. Các bệnh nhân thuộc thể phức tạp không điển hình có tỉ lệ chuyển thành ung thư lên đến 23%.
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng sinh nội mạc tử cung
Yếu tố nguy cơ
Tăng sinh nội mạc tử cung thường xảy ra với những phụ nữ có các yếu tố nguy cơ sau:
- Hơn 35 tuổi
- Người da trắng
- Chưa từng mang thai
- Mãn kinh muộn
- Bắt đầu có kinh nguyệt sớm
- Tiền sử bản thân có các bệnh, như đái tháo đường, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh túi mật hay bệnh lý tuyến giáp
- Béo phì
- Hút thuốc lá
- Tiền sử gia đình về ung thư buồng trứng, ung thư đại tràng hay ung thư tử cung.
Phương pháp chẩn đoán
Siêu âm qua âm đạo có thể được thực hiện để đo bề dày của lớp nội mạc tử cung. Trong kỹ thuật này, một thiết bị nhỏ sẽ được đặt trong âm đạo của bạn. Sóng siêu âm từ thiết bị sẽ chuyển thành hình ảnh của các cơ quan trong khung chậu. Nếu lớp nội mạc dày, đó có thể là sự biểu hiện của tăng sinh nội mạc tử cung.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán tăng sinh và ung thư nội mạc tử cung.
Phương pháp điều trị tăng sinh nội mạc tử cung
Phương pháp điều trị sẽ tuỳ thuộc vào thể tăng sinh cũng như nguyện vọng của bệnh nhân.
Trong nhiều trường hợp, tăng sinh nội mạc tử cung có thể được điều trị bằng progestin. Progestin được sử dụng qua đường uống, tiêm, qua dụng cụ tử cung (intrauterine device) hoặc ở dạng kem bôi âm đạo. Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào tuổi và thể tăng sinh. Việc điều trị bằng progestin có thể gây chảy máu âm đạo như trong quá trình hành kinh.
Nếu bạn bị tăng sinh không điển hình, đặc biệt là thể tăng sinh không điển hình phức tạp, nguy cơ ung thư sẽ cao hơn. Phẫu thuật cắt tử cung thường là cách điều trị tốt nhất nếu bạn không muốn sinh con nữa.
Bài viết liên quan
U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung
Trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, khi hành kinh máu kinh sẽ ra ...
Th10
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10
Nguyên nhân nào gây ra dịch trong buồng tử cung?
Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây ...
Th10
Viêm tiểu khung có liên quan gì đến hiếm muộn ở nữ giới?
Viêm tiểu khung không phải là bệnh cấp tính nhưng về lâu dài sẽ ảnh ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9