Chọc hút trứng là kỹ thuật bắt buộc, quyết định đến quá trình làm IVF. Vậy chọc hút trứng có đau không? có ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của hay không là băn khoăn của khá nhiều chị em,… là câu hỏi được nhiều chị em làm IVF quan tâm. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây, để tìm lời giải đáp nhé!
I. Quá trình chọc hút trứng như thế nào?
Chọc hút trứng là thủ thuật xâm lấn, bác sĩ sẽ dùng kim để lấy tế bào trứng đủ chất lượng. Sau đó, sẽ nuôi cấy và kết hợp với tinh trùng trong môi trường phòng labo, để tạo thành phôi thai.
Sau khoảng 36h tiêm trưởng thành noãn, bác sĩ sẽ bắt đầu thực hiện chọc hút trứng. Kỹ thuật chọc hút trứng trong IVF đòi hỏi thời gian chính xác. Để đánh giá số lượng và chất lượng trứng có đạt tiêu chuẩn hay không, bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm đầu dò.
II. Thủ thuật chọc hút trứng có đau không?
Thủ thuật chọc hút trứng có đau không? Câu trả lời là CÓ. Để hút được dịch nang và noãn ra khỏi cơ thể của nữ giới. Sẽ cần sử dụng máy siêu âm đầu dò có gắn kim hút trứng, đưa vào sâu bên trong âm đạo của nữ giới. Sau đó, quan sát qua màn hình siêu âm và chọc hút từng nang trứng trưởng thành cho vào ống nghiệm.
Vì vậy, quá trình chọc hút trứng có gây đau đớn. Tuy nhiên, để giảm thiểu cơn đau cho chị em, chuyên gia thực hiện sẽ tiến hành gây mê toàn thân. Điều này giúp chị em không cảm thấy sự đau đớn trong suốt thời gian thực hiện thủ thuật.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp mặc dù được gây mê. Nhưng sau đó vẫn cảm thấy đau là do buồng trứng nằm ở vị trí khó, hoặc hút nhiều nang trứng. Trong trường hợp bị đau nhiều, chị em nên đi tái khám để được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau. Những loại thuốc được bác sĩ kê đơn, chị em có thể yên tâm sử dụng. Vì nó không ảnh hưởng đến quá trình chuyển phôi sau này.
Sau khi chọc hút trứng xong thuốc gây mê sẽ hết tác dụng. Chị em sẽ nằm theo dõi khoảng 1-2 tiếng. Nếu đã tỉnh táo, sức khỏe bình thường. Chị em sẽ được ra về.
⭐⭐⭐ NÊN ĐỌC: Sau chọc trứng có thai tự nhiên được không?
III. Những biến chứng thường gặp sau chọc hút trứng
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, chọc hút trứng là thủ thuật xâm lấn đơn giản, an toàn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn như:
1. Tổn thương cơ quan sinh dục
Khi kim chọc hút sẽ có thể gây tổn thương một vài cơ quan gần đó như: động mạch vùng chậu, niệu quản,… dẫn đến tình trạng xuất huyết và nhiễm trùng. Ở trường hợp này, bác sĩ bạn cần đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để giải quyết tổn thương.
2. Biến chứng do gây mê/tê
Quá trình tiến hành gây mê/tê trước khi chọc hút trứng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể như:
- Gây tê: Thuốc được tiêm vào tủy sống, rất dễ gây đau cơ cột sống, đau đầu sau khi hết thuốc tê.
- Gây mê tĩnh mạch: Với những chị em có cơ địa dị ứng, nếu bị dị ứng với các thành phần của thuốc gây mê sẽ bị suy hô hấp, phát ban đỏ khắp người, tụt huyết áp,… có thể đe dọa đến tính mạng.
3. Ảnh hưởng đến buồng trứng
Kim chọc hút trứng đâm xuyên qua âm đạo đến buồng trứng, sẽ tạo ra một vài tổn thương. Khi cơ thể nhận diện được tín hiệu tổn thương sẽ tự hình thành kháng thể mô buồng trứng. Những kháng thể này được xác định là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại khi làm IVF. Nhưng chị em không quá lo lắng, vì tỷ lệ này rất thấp.
Bên cạnh đó, nếu xảy ra chảy máu, nhiễm trùng sau khi thực hiện. Bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật để xử lý. Việc phẫu thuật này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó, chị em phải mất một thời gian dài nghỉ ngơi để tiếp tục thực hiện IVF.
Theo các chuyên gia, không phải trường hợp chị em nào thực hiện chọc hút trứng cũng sẽ gặp phải các biến chứng kể trên. Yếu tố cơ địa, tay nghề bác sĩ, địa chỉ thực hiện là một trong những tác nhân tác động gây ra biến chứng này.
🌠🌠🌠 BẠN CẦN BIẾT: 5 Biểu hiện của chất lượng trứng kém
IV. Biện pháp giúp giảm đau sau chọc hút trứng & nhanh hồi phục
Để giảm đau sau chọc hút trứng, rút ngắn thời gian phục hồi. Chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Chuẩn bị trước khi chọc hút
Để quá trình chọc hút trứng diễn ra suôn sẻ, không gặp phải trở ngại gì. Trước khi tiến hành chọc hút, chị em cần:
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, không nên để bản thân bị căng thẳng.
- Không làm việc nặng, nghỉ ngơi nhiều hơn. Đảm bảo ngủ đủ giấc.
- Khoảng 8 tiếng trước khi tiến hành thủ thuật chọc hút trứng, chị em phải nhịn ăn và nhịn uống nước.
- Không sử dụng đồ uống có cồn, có ga và các chất kích thích.
- Chị em không sử dụng mỹ phẩm, không xịt nước hoa khi đến phòng khám chọc hút trứng.
- Không đeo trang sức, bỏ kính áp tròng.
- Nếu có sơn móng tay cần tẩy sạch hoàn toàn.
- Trước khi chọc hút trứng từ 3-5 ngày, chị em cần kiêng quan hệ tình dục.
2. Sau chọc trứng cần lưu ý những gì?
Sau khi thuốc gây mê hết tác dụng, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe cho chị em một lần nữa. Nếu không có bất thường gì, chị em sẽ được về nhà để nghỉ ngơi.
- Chị em không nên tự lái xe về, hãy đi xe taxi hoặc đi cùng người nhà.
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, chỉ làm những công việc nhẹ nhàng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm sinh tố, trà thảo mộc hoặc nước ép trái cây.
- Sau khi chọc hút trứng xong, chị em nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2-3 ngày.
- Chế độ dinh dưỡng ưu tiên bổ sung những thực phẩm có chứa omega3, axit folic, sắt và canxi,… Từ cá, hải sản, thịt, bông cải xanh, các loại hạt và trái cây tươi.
- Trong trường hợp đau nhức, khó chịu, chị em có thể sử dụng túi chườm ấm để giảm đau.
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn chị em đã có lời giải cho câu hỏi “chọc hút trứng có đau không?”. Chị em không nên quá lo lắng. Chọc hút trứng có đau. Nhưng mức độ đau không đáng kể, so với niềm vui mang thai, sinh ra thiên thần bé nhỏ. Vì vậy, hãy giữ tinh thần thoải mái nhất để đón nhận.
Bài viết liên quan
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Từ khi ra đời, phương pháp IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới ...
Th9