Hiện nay, AMH là chỉ số nội tiết quan trọng nhất để đánh giá dự trữ buồng trứng. Đây cũng là xét nghiệm bắt buộc khi đến khám hiếm muộn nữ tại Viện Mô phôi. Trước đây việc đánh giá dự trữ buồng trứng phụ thuộc vào một số chỉ số như LH, FSH, E2… Nhưng các chỉ số này phụ thuộc vào thời điểm xét nghiệm là đầu chu kỳ kinh nguyệt. Vậy có thể xét nghiệm AMH vào thời điểm nào?
🛑Ngày 27/05/2023: Ứ dịch vòi trứng nên làm gì để dễ có thai?
🛑Ngày 25/05/2023: U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
🛑Ngày 31/03/2023: Tác dụng của mũi tiêm hCG khi kích trứng trong IVF
🛑Ngày 02/03/2023: Tiêm kích trứng IVF mấy ngày?
🛑Ngày 27/02/2023: Chửa trứng
1. Xét nghiệm AMH là gì?
Chỉ số AMH là gì?
AMH viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Anti – Mullerian Hormone) là một hormone được sản xuất bởi các tế bào hạt của nang noãn buồng trứng. Chỉ số AMH cho biết số lượng trứng non hiện có ở hai bên buồng trứng hay còn gọi là dự trữ buồng trứng. Dựa vào chỉ số AMH có thể đánh giá được khả năng sinh sản của phụ nữ ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Xét nghiệm AMH là xét nghiệm đo nồng độ hormone Anti-Mullerian trong máu. AMH cho biết số nang noãn non hiện có trong buồng trứng, hay còn gọi là dự trữ buồng trứng.
Nồng độ AMH không thay đổi trong suốt chu kỳ kinh và giảm dần theo tuổi.
Chỉ số AMH bao nhiêu là bình thường?
Mức AMH có thể cung cấp số lượng noãn còn lại trên buồng trứng. Từ đó tiên đoán về khả năng sinh sản trong tương lai.
- AMH bình thường. Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml.
- AMH cao. Những ai có chỉ số AMH cao và quá cao (>10 ng/ml, thường gặp ở phụ nữ có buồng trứng đa nang). Người có chỉ số AMH cao vẫn có khả năng mang thai tự nhiên. Tuy nhiên tỷ lệ này sẽ thấp hơn so với phụ nữ bình thường. Trong một số trường hợp bệnh nhân cần kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- AMH thấp. Mức AMH thấp (1,0-1,5 ng/ml) cho thấy khả năng dự trữ buồng trứng thấp, tuy nhiên vẫn có cơ hội mang thai. Còn với AMH cực thấp (dưới 0,5ng/ml) cho thấy còn rất ít trứng dự trữ và khả năng thụ thai là một vấn đề đáng lo ngại.
2. Ý nghĩa của chỉ số AMH
AMH tiên lượng khả năng sinh sản
Bác sĩ có thể dựa vào chỉ số AMH để tiên lượng khả năng có thai, tư vấn thời điểm tốt nhất để mang thai tự nhiên cũng như có biện pháp can thiệp điều trị hỗ trợ sinh sản cho những cặp vợ chồng hiếm muộn. Chỉ số AMH quá thấp hoặc quá cao so với chỉ số AMH chuẩn cho thấy khả năng thụ thai gặp ít nhiều khó khăn.
AMH liên quan mật thiết đến thụ tinh trong ống nghiệm
Xét nghiệm chỉ số AMH là xét nghiệm đáng tin cậy để dự đoán đáp ứng kích thích buồng trứng, được khuyến cáo thực hiện cho tất cả bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Chỉ số AMH có liên quan trực tiếp đến kết quả của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Nồng độ AMH giúp đánh giá tình trạng tổn thương ở buồng trứng
Chỉ số AMH là số liệu đáng tin cậy giúp bác sĩ tiên lượng tình hình sức khỏe sinh sản của bệnh nhân sau phẫu thuật buồng trứng, đồng thời phát hiện sớm những tổn thương ở mô buồng trứng. Vì vậy AMH có thể sử dụng trước và sau khi người bệnh có chỉ định phẫu thuật buồng trứng. Để từ đó có phương án dự phòng sinh con tốt nhất.
Nồng độ AMH được xem là dấu hiệu của sự lão hóa buồng trứng
Theo thời gian, số lượng và chất lượng trứng ở hai bên buồng trứng giảm dần gây ra hiện tượng lão hóa buồng trứng. Chỉ số AMH cho biết số noãn còn lại của buồng trứng để đánh giá mức độ lão hoá. Chỉ số AMH cũng có thể tiên đoán độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ. Thông thường, độ tuổi mãn kinh ở chị em khoảng 45-50 tuổi, chỉ số AMH giảm dần và mất hẳn. Nếu xét nghiệm chỉ số AMH <0.2 ng/ml ở độ tuổi 35-39 tiên lượng mãn kinh sau 10 năm, còn ở lứa tuổi 45-48 tiên lượng mãn kinh sau 6 năm.
3. Có thể xét nghiệm AMH vào thời điểm nào?
Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm AMH khi nào?
Xét nghiệm AMH là một trong những loại xét nghiệm nội tiết tố để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Với mọi trường hợp đều có thể thực hiện loại xét nghiệm này. Tuy nhiên với những trường hợp sau đây sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm AMH. Trong đó bao gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt hoặc không có kinh
- Những trường hợp bị vô sinh và hiếm muộn.
- Bệnh nhân bị mắc đa năng buồng trứng (đặc biệt cần thực hiện xét nghiệm sớm nếu đang trong độ tuổi sinh sản.
- Người bị ung thư buồng trứng hoặc bệnh suy buồng trứng sớm
- Tiên lượng mãn kinh…
Có thể xét nghiệm AMH vào thời điểm nào?
AMH đang là xét nghiệm được ưu tiên và có thể được xem là tiêu chuẩn đánh giá tốt nhất để đánh giá khả năng dự trữ của buồng trứng cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ.
Nồng độ AMH không có sự biến chuyển hoặc thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt nên có thể thực hiện xét nghiệm vào bất kì ngày nào của chu kỳ kinh. Đặc điểm không thay đổi này sẽ giúp việc xét nghiệm nội tiết đánh giá buồng trứng đảm bảo tính chính xác cũng như thuận tiện cho bệnh nhân.
Nồng độ AMH mặc dù không có sự thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh nhưng lại bị giảm dần theo độ tuổi. Như vậy với những phụ nữ ở độ tuổi càng cao thì nồng độ AMH sẽ giảm thấp hơn so với những phụ nữ trẻ có cơ thể mạnh khỏe bình thường.
Bài viết liên quan
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10