Đã từng sinh con thì không thể vô sinh?

z4737040436590 9c502092f558e1638bdfc509c516322c

Trong rất nhiều trường hợp thăm khám tại Viện, nhiều gia đình đã sinh cháu đầu thuận lợi. Thế nhưng mong chờ mãi vẫn không thể mang thai bé thứ hai một cách tự nhiên. Nhiều bệnh nhân cho rằng, đã từng sinh con thì không thể vô sinh. Vì vậy, việc thăm khám có phần muộn và quá trình điều trị phức tạp. Vậy thắc mắc trên liệu có đúng không? Liệu đã từng sinh con thì không thể vô sinh?

🔥Ngày 15/08/2023: Hormone Progesterone là gì?

🔥Ngày 14/08/2023: Siêu âm bơm nước buồng tử cung được thực hiện vào thời điểm nào?

🔥Ngày 11/08/2023: Khi nào cần áp lạnh viêm lộ tuyến cổ tử cung?

🔥Ngày 09/08/2023: Khi nào nam giới nên khi khám hiếm muộn?

🔥Ngày 12/08/2023: Tinh dịch màu vàng có nguy hiểm không?

🔥Ngày 14/08/2023: Nguyên nhân gây vô tinh không do tắc là gì?

1. Đã từng sinh con thì không thể vô sinh?

Trên thực tế khám bệnh tại Viện Mô phôi có nhiều trường hợp đã từng sinh cháu đầu thuận lợi. Nhưng mong con 2, 3 năm vẫn không mang thai bé tiếp theo. Khoa học gọi đó là vô sinh thứ phát.

Vô sinh thứ phát là gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, vô sinh được coi là một bệnh. Vô sinh được định nghĩa là không có khả năng thụ thai sau 1 năm quan hệ tình dục thường xuyên, không có biện pháp bảo vệ. Với người vợ trên 35 tuổi thời gian cố gắng thụ thai là 06 tháng.

Vô sinh có hai dạng: là vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Vô sinh thứ phát là tình trạng không có khả năng thụ thai ở những cặp vợ chồng từng có con. Vô sinh thứ phát có thể liên quan đến các vấn đề sinh sản ở nam, nữ, do cả hai hoặc không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân gây vô sinh thứ phát

Vô sinh thứ phát có thể do các vấn đề sinh sản ở nam, nữ, do cả hai hoặc không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân ở nữ giới:

  • Bất thường phóng noãn: Vòng kinh không phóng noãn do ảnh hưởng từ trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng.
  • Vòi tử cung: Những bệnh lý có khả năng gây tổn thương vòi tử cung như viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây qua đường tình dục, tiền sử phẫu thuật vùng chậu và vòi tử cung, lạc nội mạc tử cung tại vòi tử cung, bất thường bẩm sinh ở vòi tử cung hoặc do triệt sản.
  • Tử cung: Chất nhầy kém, có kháng thể kháng tinh trùng, tổn thương tại cổ tử cung do can thiệp thủ thuật (đốt điện, khoét chóp…), cổ tử cung ngắn.
  • Nguyên nhân do lạc nội mạc tử cung,…
LAC NOI MAC TRONG CO TU CUNG4 2
Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân thường gặp trong vô sinh thứ phát.
  • Do tụ dịch, hở eo vết mổ đẻ cũ. Đây là nguyên nhân rất phổ biến hiện nay do tình trạng mổ đẻ ngày càng gia tăng.
  • Không rõ nguyên nhân: Khoảng 10% trường hợp vô sinh ở nữ giới không tìm được nguyên nhân sau khi đã thăm khám và tiến hành nhiều xét nghiệm cần thiết để thăm dò và chẩn đoán.
  • Căng thẳng, stress trong thời gian dài…

Nguyên nhân từ nam giới:

  • Những vấn đề trong quá trình xuất tinh. Ví dụ như xuất tinh sớm, xuất tinh ngược,
  • Các bệnh lý như xơ nang, tinh hoàn không di chuyển xuống bìu hoặc bị xoắn thừng.
  • Có vấn đề về tinh trùng. Số lượng tinh trùng thấp, tinh trùng bị dị dạng hoặc sự chuyển bất thường của tinh trùng… đều có khả năng gây ra tình trạng vô sinh ở nam giới.
  • Mắc các bệnh nam khoa. Viêm tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu, viêm tinh hoàn… là các bệnh lý dễ dẫn tới tình trạng vô sinh ở nam giới.
  • Sự bất thường trong chức năng sản xuất tinh trùng. Đây là nguyên nhân phổ biến có thể bắt nguồn do tinh hoàn bị co rút, các tật di truyền, những bệnh lý như đái tháo đường, quai bị; trước đây từng bị chấn thương hay giải phẫu tinh hoàn/vùng bẹn.
  • Căng thẳng, stress. Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài sẽ làm rối loạn nội tiết tố nam, khiến chuyện chăn gối không viên mãn, gia tăng nguy cơ vô sinh.

Đã từng sinh con thì không thể vô sinh?

Từ những thông tin phía trên, chúng ta thấy nhận định này là sai. Đã từng sinh con chỉ có thể khẳng định sức khoẻ sinh sản của bệnh nhân tại thời điểm sinh con đó là khoẻ mạnh. Còn hiện tại, khi đã mong con hơn 1 năm (đối với người vợ dưới 35 tuổi, 6 tháng đối với người vợ trên 35 tuổi) thì các cặp vợ chồng cần đi khám. Nguyên nhân có thể từ người chồng, người vợ hoặc từ cả hai. 

z4737040436590 9c502092f558e1638bdfc509c516322c
Đã từng sinh con thì không thể vô sinh là suy nghĩ của nhiều cặp vợ chồng.

Đối với các cặp vợ chồng này, thường khá chủ quan trong việc có thêm con. Vì họ nghĩ rằng mình đã sinh con rồi nên lần sau cũng sẽ tương tự. Tuy nhiên, thực tế, rất nhiều cặp đôi cảm thấy vô cùng bất ngờ, lúng túng khi phát hiện tình trạng vô sinh thứ phát của mình.

2. Vô sinh thứ phát nên làm gì?

Tùy theo từng nguyên nhân dẫn đến vô sinh thứ phát mà bác sĩ điều trị sẽ có phác đồ cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp có thể áp dụng trên từng bệnh nhân cụ thể.

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung – IUI

Tinh trùng khỏe mạnh (đã được lọc rửa) được bơm vào tử cung trong khoảng thời gian buồng trứng giải phóng một hay nhiều trứng để thụ tinh. Tùy theo lý do vô sinh, thời gian của quá trình này có thể được phối hợp với chu kỳ rụng trứng bình thường hay dùng thêm cùng một số loại thuốc sinh sản.

Thụ tinh trong ống nghiệm – IVF

Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật điều trị vô sinh hiếm muộn phổ biến. Trong đó, tinh trùng và noãn sẽ được thụ tinh trong phòng Lab để tạo thành phôi. Sau khoảng thời gian nuôi cấy bên ngoài (khoảng 2 – 5 ngày), phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người mẹ để phát triển thành thai nhi.

Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn

Trong phòng thí nghiệm, tinh trùng từ nam giới sẽ được tiêm trực tiếp vào noãn của nữ giới. Kỹ thuật này thường được chỉ định khi nam giới có ít tinh trùng, tinh trùng bất thường nặng. Tỷ lệ có thai từ 20 – 40% mỗi chu kỳ. Sự thành công sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng sinh sản của nữ giới và chất lượng tinh trùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status