Kinh nguyệt đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng sẽ giúp tăng tỷ lệ có thai tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn kinh nguyệt hiện nay khá phổ biến. Có những trường hợp 2-3 tháng có kinh nguyệt một lần. Thậm chí một năm chỉ có kinh nguyệt vài lần. Trong một số trường hợp bệnh nhân phải dùng thuốc để tạo vòng kinh giả cho điều trị hiếm muộn. Vậy dùng thuốc Duphaston bao lâu có kinh nguyệt?
🛑Ngày 04/12/2023: 5 dấu hiệu phôi làm tổ bệnh nhân nên chú ý.
🛑Ngày 05/12/2023: Các hình thái tinh trùng bất thường ở nam giới là gì?
🛑Ngày 04/12/2023: Bảo tồn khả năng sinh sản cho nam giới trước khi xạ trị hoá trị
🛑Ngày 01/12/2023: Các phương pháp chẩn đoán tắc ống dẫn tinh.
🛑Ngày 30/11/2023: Chụp X-quang tử cung vòi trứng được thực hiện thời điểm nào?
🛑Ngày 01/12/2023: Tăng sinh nội mạc tử cung là gì?
Thuốc Duphaston có công dụng gì?
Duphaston là thuốc thuộc nhóm dược lý điều trị: hệ sinh dục – tiết niệu và hormon sinh dục. Mỗi viên nén Duphaston chứa 10mg dydrogesterone.
Chỉ định điều trị
- Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt
- Lạc nội mạc tử cung
- Đau bụng kinh
- Vô sinh do suy hoàng thể
- Hỗ trợ hoàng thể trong hỗ trợ sinh sản (ART)
- Dọa sảy do thiếu hụt progesteron
- Sảy thai liên tiếp do thiếu hụt progesteron
Như một chất bổ sung theo chu kỳ trong liệu pháp oestrogen trên phụ nữ tử cung còn nguyên vẹn, Duphaston có thể được sử dụng:
- Để ngăn ngừa tăng sản nội mạc tử cung trong giai đoạn sau mãn kinh
- Cho chảy máu tử cung bất thường
- Vô kinh thứ phát.
Không giống như nhiều thuốc điều hòa kinh nguyệt khác, dydrogesterone không làm gia tăng thân nhiệt và không ức chế sự rụng trứng.
Chống chỉ định
Không dùng Duphaston nếu bạn:
- Quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Chẩn đoán hoặc nghi ngờ có khối u liên quan đến progesteron.
- Xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân
- Chống chỉ định dùng estrogen khi dùng kết hợp với dydrogesteron.
- Rối loạn chức năng gan nghiêm trọng.
Dùng thuốc Duphaston bao lâu có kinh nguyệt?
Duphaston là loại thuốc khá hay gặp trong điều trị hiếm muộn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân chờ ra kinh để kích trứng hoặc chuẩn bị nội mạc tử cung nhưng chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên không đều, khi đó, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng Duphaston.
Khi sử dụng thuốc Duphaston giúp điều hoà kinh nguyệt sẽ cân bằng lại được quá trình này và giảm tình trạng đau bụng kinh đáng kể. Tuỳ vào cơ địa của từng đối tượng và sự đáp ứng với thuốc sẽ có tác dụng nhanh và hiệu quả.
Thuốc Duphaston có tác dụng giúp kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ổn định hơn. Vì thế giúp chị em có thể tính toán được thời điểm tránh thai hoặc thụ thai hiệu quả.
Thường sau khi bệnh nhân dừng thuốc theo đơn khoảng 3-5 ngày sẽ có kinh nguyệt. Tối đa sau dừng thuốc 7 ngày sẽ có kinh. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp uống Duphaston sẽ ra kinh được.
Uống Duphaston để ra kinh phù hợp với các trường hợp:
- Niêm mạc dày
- Rối loạn nội tiết.
Còn các trường hợp như niêm mạc mỏng, rối loạn kinh nguyệt không do nội tiết thì dùng Duphaston cũng không thể ra kinh. Chính vì vậy, khi bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt, bệnh nhân nên đến khám để bác sĩ kê đơn theo tình trạng bệnh nhân.
Tại Viện Mô phôi, tất cả các trường hợp uống thuốc điều hoà kinh nguyệt đều cần qua thăm khám để tìm nguyên nhân. Sau khi có nguyên nhân cụ thể bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Tác dụng phụ của Duphaston
Các tác dụng phụ thường gặp sau khi sử dụng thuốc Duphaston bao gồm:
- Đau bụng.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Chảy máu âm đạo.
- Nhức đầu, đau nửa đầu.
- Buồn nôn.
- Chóng mặt.
- Đau hoặc nhạy cảm vùng ngực.
Các tác dụng phụ ít/hiếm gặp hơn sau khi sử dụng Duphaston:
- Nổi mề đay trên da, phát ban, da mặt xuất hiện mụn trứng cá.
- Xuất hiện các triệu chứng tiền mãn kinh như đầy hơi, đau ngực, cơ thể tích nước.
- Thay đổi tâm trạng, trầm cảm.
- Buồn ngủ hoặc mất ngủ.
- Tăng cân không kiểm soát.
- Da vàng, rối loạn và suy giảm chức năng gan.
Bài viết liên quan
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh ...
Th11