Lạc nội mạc trong cơ tử cung nguy hiểm không?

20191223 090601 585533 lac noi mac tu cung.max 1800x1800 1

Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây là nơi thai nhi sẽ làm tổ và phát triển trải qua hơn 9 tháng thai kỳ. Vì vậy, tử cung đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sinh sản của phụ nữ. Khi tử cung gặp vấn đề, khả năng mang thai của người phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng. Lạc nội mạc trong cơ tử cung là một bất thường của vị trí niêm mạc tử cung. Điều này có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và khả năng sinh sản của người phụ nữ.Vậy lạc nội mạc trong cơ tử cung do nguyên nhân nào gây ra? Lạc nội mạc trong cơ tử cung nguy hiểm không?

🔥Ngày 10/06/2024: Bác sĩ Viện Mô phôi tham gia báo cáo tại Hội nghị Khoa học

🔥Ngày 07/06/2024: Có nên quan hệ vợ chồng trong thời gian kích trứng IVF không?

🔥Ngày 10/06/2024: Cách tính tuổi thai IVF chuẩn cho mẹ bầu như thế nào là chính xác?

🔥Ngày 30/05/2024: Đông lạnh phôi có làm giảm chất lượng phôi không?

🔥Ngày 29/05/2024: 2 lần chuyển phôi đều thành công sau 12 năm hiếm muộn!

🔥Ngày 28/05/2024: Sau chuyển phôi không nên ăn gì?

🔥Ngày 29/05/2024: Một số lầm tưởng về buồng trứng ở người phụ nữ

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạc nội mạc trong cơ tử cung?

Nội mạc tử cung là lớp tế bào mỏng lót ở trong lòng tử cung. Lớp tế bào này dày lên theo chu kì buồng trứng. Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt nếu quá trình thụ thai không diễn ra khiến lớp nội mạc này bong đi và trôi ra ngoài cùng máu kinh.

Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là tình trạng nội mạc tử cung phát triển bên ngoài buồng tử cung, ở đó LNMTC chịu ảnh hưởng của hormone sinh dục, phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt

Lạc nội mạc trong cơ tử cung (LNMTCTC) là sự có mặt của các tuyến, tổ chức giống như NMTC tại cơ tử cung. Những tổ chức này có khuynh hướng lan tỏa khiến tử cung giãn rộng. Những người mắc bệnh này có thể có tử cung tăng gấp đôi hoặc gấp 3 lần nhưng bình thường. 

Triệu chứng khi bị lạc nội mạc trong cơ tử cung

Tùy thuộc vào vị trí mà LNMTCTC có các triệu chứng khác nhau, bao gồm:

  • Đau vùng chậu trong giai đoạn hành kinh. Đau có thể bắt đầu sớm hơn và kéo dài sau khi kết thúc hành kinh. Bệnh nhân có thể đau vùng bụng và phía dưới lưng.
  • Đau khi giao hợp hoặc sau khi giao hợp. Tình trạng này rất phổ biến trong bệnh LNMTCTC.
  • Đau khi di chuyển hoặc đi tiểu, hoặc đi đại tiện.
  • Chảy máu ồ ạt khi hành kinh hoặc giữa các chu kỳ hành kinh.
  • Vô sinh, hiếm muộn.
lacnoimac 2
Lạc nội mạc trong cơ tử cung gây đau bụng kinh dữ dội hay còn gọi là thống kinh.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của LNMTCTC hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên một số nguyên nhân dưới đây có thể là nguy cơ gây ra tình trạng này:

  • Độ tuổi 40 hoặc 50 (trước khi mãn kinh)

  • Đã có con

  • Đã được phẫu thuật tử cung, chẳng hạn như sinh mổ hoặc phẫu thuật để loại bỏ u xơ tử cung.

  • Tuổi tác: xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ tuổi từ 35 đến 45 tuổi.

Các yếu tố nguy cơ:

  • Đã từng phẫu thuật như: Sinh mổ, cắt bỏ u xơ, nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung
  • Sinh con qua ngã âm đạo
  • Bước vào tuổi trung niên,…

Hầu hết các trường hợp LNMTCTC – tùy thuộc vào nồng độ estrogen ở phụ nữ trong độ tuổi 40 và 50. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại cũng cho thấy tình trạng này cũng thường gặp phụ nữ trẻ.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung nguy hiểm không?

Nếu bạn thường xuyên bị xuất huyết âm đạo nhiều và kéo dài trong kỳ kinh nguyệt, bạn có thể bị thiếu máu mãn tính, gây mệt mỏi và các vấn đề sức khỏe khác.
 
Mặc dù không có hại, nhưng cơn đau và chảy máu quá nhiều liên quan đến u cơ cổ tử cung có thể làm ảnh hưởng cuộc sống của bạn. Bạn có thể phải bỏ lỡ các hoạt động mà bạn đã yêu thích trước đây vì bạn đang bị đau hoặc chảy máu nhiều.

Các cách điều trị bệnh:

LNMTCTC thường biến mất sau khi mãn kinh, vì vậy việc điều trị có thể căn cứ vào độ tuổi và tình trạng tiền mãn kinh đến mãn kinh.

  • Điều trị nội khoa: thuốc chống viêm để kiểm soát cơn đau. Bằng cách bắt đầu dùng thuốc chống viêm từ một đến hai ngày trước khi chu kỳ kinh bắt đầu và dùng thuốc đến khi sạch kinh, để làm giảm lưu lượng máu kinh nguyệt từ đó có tác dụng giảm đau.
  • Hay thuốc nội tiết: như thuốc tránh thai hoặc miếng dán, vòng âm    đạo có chứa thuốc nội tiết, thuốc làm vô kinh có thể giúp giảm đau.
  • Cắt tử cung. Nếu đau nhiều và điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
  • Ngày nay theo tiến bộ y học để tránh cắt tử cung còn có phương pháp nút mạch tử cung với mục đích làm tắc mạch máu nuôi dưỡng vùng bị bệnh, làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status