Dinh dưỡng sau chuyển phôi là vấn đề mà rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Trải qua hành trình dài điều trị, qua mỗi giai đoạn bệnh nhân luôn có những nỗi lo lắng riêng. Sau khoảng 12 ngày chuyển phôi, bệnh nhân sẽ biết được mình có mang thai hay không. Lúc đó, bệnh nhân sẽ thực hiện xét nghiệm beta hCG để xác định nồng độ hormone trong máu. Sau chuyển phôi bệnh nhân cũng có một số lưu ý để phôi làm tổ thuận lợi và thành công. Sau chuyển phôi không nên ăn gì?
🔥Ngày 01/04/2024: Trước khi chuyển phôi có nên quan hệ vợ chồng không?
🔥Ngày 24/11/2023: Liệu có loại thuốc nào có thể chữa khỏi đa nang buồng trứng không?
🔥Ngày 27/11/2023: Điều trị thành công cho bệnh nhân tụ dịch vết mổ đẻ
🔥Ngày 30/11/2023: Thuốc đặt Cyclogest trong điều trị hiếm muộn
🔥Ngày 29/11/2023: Tác dụng của thuốc nội tiết sau chuyển phôi là gì?
🔥Ngày 28/11/2023: Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
🔥Ngày 01/04/2024: Ai nên thực hiện chụp X-quang tử cung vòi trứng?
Những lời khuyên để tăng tỷ lệ đậu thai sau chuyển phôi
Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ
Điều này được xem là lưu ý quan trọng đầu tiên để tăng tỷ lệ thành công sau chuyển phôi. Sau chuyển phôi 100% bệnh nhân được kê thuốc nội tiết hỗ trợ hoàng thể. Thuốc nội tiết được xem là “hơi thở” để phôi làm tổ và phát triển thuận lợi. Tuy vậy bệnh nhân tuyệt đối không tư ý thêm/bớt liều thuốc theo đơn đã kê của bác sĩ.
Hạn chế các hoạt động mạnh
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm dinh dưỡng. Bệnh nhân nên uống nhiều nước lọc mỗi ngày.
Hiện nay, không có một loại thực phẩm nào được chứng minh là tốt cho quá trình làm tổ. Vì vậy, bệnh nhân không nên ép bản thân phải ăn một loại thức ăn nào mà bản thân không muốn để tránh tình trạng sợ ăn.
Hãy giữ cho bản thân một tâm lý thoải mái
Khoa học đã chứng minh, căng thẳng sẽ không có lợi cho quá trình làm tổ của phôi. Lo âu, căng thẳng sẽ chỉ khiến tâm trạng trở nên nặng nề, mệt mỏi. Thậm chí điều này dễ dẫn đến việc thử thai quá sớm và đưa lại kết quả không mong đợi. Mọi cảm xúc tiêu cực lúc này cần nên được hạn chế. Bệnh nhân nên giữ giữ tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái, không tự tạo áp lực cho bản thân.
Nên kiêng quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu sau chuyển phôi
Bác sĩ khuyến cáo nên kiêng quan hệ tình dục sau chuyển phôi để tránh kích thích sự co bóp tử cung và giúp phôi làm tổ an toàn hơn. Và hạn chế quan hệ trong 3 tháng đầu vì thai nhi trong 3 tháng đầu sau thụ tinh chưa thực sự ổn định, khi quan hệ tình dục, khó có thể tránh những tác động mạnh.
Sau chuyển phôi không nên ăn gì?
Sau khi chuyển phôi xong, điều đầu tiên các mẹ cần lưu ý là giữ cho sức khỏe thật tốt, để làm được điều đó thì cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, điều độ. Tuy nhiên, sau chuyển phôi ăn gì, sau chuyển phôi không nên ăn gì sẽ không phụ thuộc theo quy tắc nhất định nào, bởi lẽ mỗi cá nhân sẽ có những sở thích khác nhau, chỉ cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên dưới đây là một số thực phẩm các bệnh nhân sau chuyển phôi cần tránh:
Không nên ăn những thực phẩm còn sống, tái:
Sau chuyển phôi không nên ăn đồ ăn tái, sống, không hợp vệ sinh vì có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của người mẹ và chất lượng chuyển phôi, tránh ăn đồ cay nóng và chất kích thích. Việc sử dụng các thực phẩm chưa qua chế biến kỹ có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết cục chuyển phôi.
Hạn chế cafein:
Có nhiều nghiên cứu cho thấy uống cà phê sau khi chuyển phôi sẽ làm giảm 50% cơ hội thụ tinh trong ống nghiệm thành công. Việc tiêu thụ hơn 300mg caffein mỗi ngày sẽ làm giảm khả năng sinh sản và tăng sảy thai. Do đó, chị em cần hạn chế uống cà phê và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, trà, thuốc lá để tăng tỷ lệ thành công.
Thức uống có cồn:
Sau khi chuyển phôi phụ nữ cần tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống có cồn như rượu, bia vì chúng không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng phôi thai.
Thực phẩm nhiều đường:
Cần theo dõi hàm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn để tránh tiêu thụ quá nhiều đường. Nếu bạn không thể hạn chế đồ ngọt hoàn toàn, hãy chọn thực phẩm chứa đường tự nhiên chứ không phải chất tạo ngọt nhân tạo. Tiểu đường thai kỳ gây ra rất nhiều nguy cơ cho cả thai phụ và thai nhi.
Như vậy, sau chuyển phôi bệnh nhân nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất, không cần có một chế độ ăn đặc biệt nào. Và các chị em nên uống đủ nước mỗi ngày nhé.
Bài viết liên quan
Tại sao cần giảm thiểu thai?
Mong ước lớn nhất của mỗi mẹ bầu là có thai kỳ an toàn, vượt ...
Th11
Hội chứng Hunter có di truyền không?
Bệnh lý di truyền là một trong những vấn đề gây ám sảnh đối với ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
Khi nào bệnh nhân được tiêm rụng trứng?
Kích thích buồng trứng là bước khởi đầu khi điều trị thụ tinh trong ống ...
Th11
Thuốc tăng beta hCG có thật không?
Hành trình làm mẹ là điều tuyệt vời nhất mà mỗi người phụ nữ đều ...
Th11
Beta hCG tăng chậm sau chuyển phôi có nguy hiểm không?
Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại ...
Th11