Sinh con khoẻ mạnh là ước mơ của mỗi người mẹ. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn có những thai kỳ trọn vẹn. Mặc dù là điều không ai mong muốn, nhưng tình trạng thai sinh hoá vẫn xảy ra. Kể cả thai kỳ tự nhiên hay thai kỳ hỗ trợ sinh sản. Sau những lần đó, nhiều người lo lắng về khả năng sinh sản trong lần tiếp theo của mình. Những yếu tố nguy cơ nào gây ra tình trạng thai sinh hoá? Liệu có thể mang thai sau khi bị thai sinh hoá không? Viện Mô phôi xin chia sẻ một số thông tin hữu ích về vấn đề này.
⭕️Ngày 08/11/2023: Cần làm gì để kiểm soát tình trạng PCOS?
⭕️Ngày 07/11/2023: Lợi ích của nuôi phôi dài ngày là gì?
⭕️Ngày 08/11/2023: Vì sao phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ?
⭕️Ngày 07/11/2023: Xét nghiệm E2 được thực hiện khi nào?
⭕️Ngày 06/11/2023: Bác sĩ Đoàn Thị Hằng tham dự Hội thảo khoa học
⭕️Ngày 06/11/2023: Cách phòng ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng thai sinh hoá?
Thai sinh hoá là gì?
Thai sinh hóa là hiện tượng mất thai rất sớm. Nó xảy ra trước tuần thứ năm của thai kỳ, thường là khoảng một tuần sau khi đến kỳ kinh nguyệt.
Thai sinh hóa rất phổ biến và thường xảy ra trước khi người phụ nữ nhận ra rằng mình đang mang thai. Nhưng một số phụ nữ theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu mang thai có thể thắc mắc liệu trễ kinh có thực sự là sảy thai hay không. Đặc biệt là các thai kỳ hỗ trợ sinh sản.
Khi thai sinh hóa diễn ra, có một quả trứng được thụ tinh, nhưng nó chưa được làm tổ hoàn toàn. Tuy nhiên, nó “dính” vừa đủ để cơ thể bạn sản xuất hormone thai kỳ hCG. Đó là lý do tại sao bạn có thể có kết quả thử thai dương tính từ rất sớm. Tuy nhiên, khi quá trình làm tổ không thành công và phôi ngừng phát triển, nồng độ hCG sẽ giảm xuống. Vì vậy, nếu bạn thử thai một hoặc hai tuần sau đó, bạn sẽ nhận được kết quả âm tính.
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trang thai sinh hoá?
- Nồng độ hormone bất thường
- Làm tổ bên ngoài tử cung (thai ngoài tử cung)
- Buồng tử cung bất thường…
Dấu hiệu mang thai sinh hoá là gì?
- Chậm kinh, thường trông giống như kinh nguyệt bình thường ngoại trừ vấn đề thời gian.
- Que thử thai dương tính mờ nhạt khi thử thai sớm
- Chuột rút giống như kinh nguyệt, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng xảy ra
- Còn quá sớm để có các triệu chứng mang thai như mệt mỏi hoặc buồn nôn…
Liệu có thể mang thai sau khi bị thai sinh hoá không?
Các yếu tố nguy cơ thai sinh hóa
- Rối loạn đông máu không được điều trị
- Bệnh tiểu đường không kiểm soát
- Tuổi mẹ trên 35
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Rối loạn tuyến giáp không được điều trị…
Bài viết liên quan
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh ...
Th11