Chất lượng tinh trùng đóng vai trò rất quan trọng trong khả năng sinh sản của nam giới. Thế nhưng hiện nay, chất lượng tinh trùng đang ngày càng suy giảm đáng kể. Sự suy giảm về số lượng lẫn chất lượng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và gây ra cản trở trên hành trình làm cha của nhiều nam giới. Dưới đây là các dạng bất thường khi xuất tinh ở nam giới nên lưu ý.
🔥Ngày 22/12/2023: Sàng lọc di truyền tiền làm tổ bệnh tan máu bẩm sinh
🔥Ngày 14/09/2023: Những điều cần biết về bệnh Phenylketone niệu
🔥Ngày 12/09/2023: Nguyên nhân nào gây ra dính buồng tử cung?
🔥Ngày 13/09/2023: Điều trị hiếm muộn với bệnh nhân xuất tinh ngược dòng.
🔥Ngày 14/09/2023: Progesterone thấp có nguy hiểm không?
🔥Ngày 15/09/2023: Nguyên nhân nào dẫn đến thai ngoài tử cung?
Thế nào là một tinh dịch đồ bình thường?
Tinh dịch là gì?
Tinh dịch là hỗn hợp lỏng được hệ sinh dục nam giới tạo ra. Trong đó chứa các tinh trùng – mang gen của bố để giao hợp với trứng – mang gen của mẹ tạo thành hợp tử. Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra khiến tinh dịch không đạt chất lượng và không thể tạo hợp tử, phát triển thành thai nhi gây ra vô sinh.
Tinh dịch đồ là gì?
Xét nghiệm tinh dịch đồ là một xét nghiệm dựa trên mẫu tinh dịch nhằm để đánh giá chất lượng của tinh trùng. Thông qua các chỉ số như: số lượng, khả năng di động, hình dạng,… Việc đánh giá này được thực hiện theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trước khi tiến hành xét nghiệm, nam giới được yêu cầu không xuất tinh trong vòng 2 đến 7 ngày. Sau đó, tinh dịch sẽ được thu thập tại phòng thí nghiệm bằng cách thủ dâm.
Những yếu tố được quan sát trong tinh dịch là:
- Tổng lượng tinh dịch (tính theo ml).
- Tiêu chuẩn về hỗn hợp tinh dịch (độ đặc, màu sắc, độ axit).
- Nồng độ tinh dịch (số lượng tinh trùng/ml).
- Hình thái (hình dạng và cấu trúc tinh trùng, cho biết về sức khỏe tinh trùng).
- Độ vận động (% tinh trùng di chuyển về phía trước).
- Tổng số tinh trùng di động được.
Thế nào là một tinh dịch đồ bình thường?
Các chỉ số bình thường của 1 xét nghiệm tinh dịch đồ:
( Theo tiêu chuẩn tổ chức y tế thế giới WHO 2010)
- Thể tích tinh dịch (volume): ≥ 1,5 ml
- Kiêng giao hợp (Abstinence period): 2- 7 ngày
- Ly giải (Liquefaction): ≤ 60 phút
- pH: ≥ 7.2
- Mật độ (Concentration): ≥ 15 triệu tinh trùng/ ml
- Tổng số tinh trùng: ≥ 39 triệu tinh trùng/ 1 lần xuất tinh
- Độ di động: PR- Tiến tới ≥ 32%; PR + NP ≥ 40%
- Tỷ lệ sống (Vitality): ≥ 58%
- Hình dạng bình thường ( Morphology) : ≥ 4%
- Bạch cầu (White blood cell): ≤ 1 triệu BC/ ml.
Nếu vượt ngoài những khoảng tham chiếu trên thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn thực hiện lại xét nghiệm tinh dịch đồ khoảng 2- 3 lần nữa, mỗi lần cách nhau 2 -3 tuần để xác định lại tình trạng tinh dịch nhằm có những phương pháp điều trị chính xác nhất.
Các dạng bất thường khi xuất tinh ở nam giới
Aspermia (Cực khoái khô)
Aspermia là là tình trạng không xuất tinh và không có tinh trùng. Trường hợp này không giống như chứng azoospermia (không có tinh trùng), có xuất tinh nhưng trong tinh dịch không có tinh trùng. Với Aspermia, nam giới có thể đạt cực khoái nhưng không xuất tinh. Do đó, hiện tượng này còn được gọi là “khoái cực khô”.
Aspermia có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: xuất tinh ngược dòng, rối loạn di truyền (xơ nang, hội chứng Klinefelter), nội tiết tố mất cân bằng, bất thường bẩm sinh trong cấu trúc đường sinh sản, tiểu đường, biến chứng sau điều trị ung thư tinh hoàn hoặc rối loạn chức năng tình dục,…
Aspermia ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có thể chữa khỏi Aspermia. Nếu không thể điều trị, biện pháp được đề xuất là sinh thiết tinh hoàn, lấy tinh trùng chưa trưởng thành đem nuôi trong phòng thí nghiệm, sau đó dùng phương pháp IVF/ICSI tiêm tinh trùng trực tiếp vào noãn để tạo phôi.
Oligozoospermia (Mật độ tinh trùng thấp)
Oligozoospermia là tình trạng số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường, theo chiều nhẹ, trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng. Chứng giảm số lượng tinh trùng ở mức độ nghiêm trọng còn được gọi là cryptozoospermia (thiếu tinh).
Thông thường, tinh trùng có số lượng thấp thường kèm theo các vấn đề liên quan đến sức khoẻ tinh trùng, điển hình như sự chuyển động của tinh trùng và hình dạng tinh trùng.
Các nguyên nhân làm giảm số lượng tinh trùng gồm có: rối loạn di truyền, tác dụng của thuốc, bất thường cơ quan sinh sản…
Azoospermia (Vô tinh)
Azoospermia (vô tinh) là hiện tượng không có tinh trùng trong tinh dịch, một dạng vô sinh nam nghiêm trọng. Tình trạng này không thể nhận biết thông qua các phương pháp thăm khám lâm sàng, mà được chẩn đoán qua kết quả phân tích tinh dịch đồ.
Các nguyên nhân gây Azoospermia bao gồm: tắc nghẽn đường dẫn tinh, dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục nam, rối loạn di truyền, nội tiết tố thay đổi, viêm tinh hoàn do quai bị…
Hypospermia (Tinh dịch ít)
Tinh dịch ít là khi tổng lượng xuất tinh thấp (dưới 1,5ml dung dịch). Tinh dịch ít có thể xuất phát nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là do xuất tinh ngược dòng (tình trạng tinh dịch đi ngược vào bàng quang thay vì đi ra ngoài niệu đạo).
Asthenozoospermia (Tinh trùng kém di động)
Tinh trùng kém di động hay tinh trùng suy nhược khi có một tỷ lệ lớn tinh trùng không di động hoặc di chuyển bất thường. Đây cũng là một dạng tinh trùng bất thường. Tình trạng tinh trùng kém di động thường đi kèm với số lượng tinh trùng thấp.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của tinh trùng có thể do sức khoẻ yếu, phơi nhiễm chất độc, không đủ chất dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc, lối sống không khoa học (hút thuốc, uống rượu bia,..)
Trên đây là các dạng bất thường khi xuất tinh ở nam giới. Tại Viện Mô phôi, các trường hợp bất thường này đều đã từng điều trị và đã thành công. Đặc biệt trong đó có những ca Azoospermia – một dạng vô sinh nam nghiêm trọng đã điều trị thành công tại Viện, và đã được làm cha sinh học.
Bài viết liên quan
Bơm IUI thất bại mấy lần thì nên chuyển sang IVF?
Bơm IUI hay thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th10
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Xoắn tinh hoàn gây ra nguy cơ gì?
Tinh hoàn là cơ quan sinh sản rất quan trọng của nam giới. Đây được ...
Th10
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10