Sau chuyển phôi chị em được khuyến cáo nên nghỉ ngơi tại nhà, đi lại nhẹ nhàng, ngủ nghỉ hợp lý. Song vì nhiều lý do nhiều chị em không thể nghỉ việc quá lâu mà buộc phải đi làm. Vậy sau chuyển phôi bao lâu thì đi làm được? Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này hãy tìm câu trả lời trong bài viết sau.
I. Sau chuyển phôi bao lâu thì đi làm được?
Sau chuyển phôi, việc nghỉ ngơi sinh hoạt hàng ngày đóng ý nghĩa lớn giúp phôi đậu thai thành công. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo chị em cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Việc đi làm trong thời gian này nên gạt sang một bên và phải ưu tiên cho việc mang thai.
Song nhiều người vì đặc thù công việc, hoàn cảnh không thể nghỉ việc lâu nên buộc phải đi làm? Vậy trường hợp này sau chuyển phôi bao lâu thì đi làm được?
Theo các bác sĩ Viện Mô phôi, sau chuyển phôi bao lâu có thể đi làm còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ.
Nếu người mẹ có sức khỏe kém, cơ thể có dấu hiệu bất thường, trước đó đã sảy thai nhiều lần. Cần phải tuyệt đối nghỉ ngơi đến ngày thứ 14 để kiểm tra. Nếu phôi đã đậu, sức khỏe của người mẹ tốt thì có thể đi làm. Tuy nhiên, phải có sự đồng ý của bác sĩ.
Còn với những mẹ bầu có sức khỏe tốt, bắt buộc phải đi làm thì sau 1 tuần có thể đi làm. Nhưng tốt nhất chị em cũng nên đợi xét nghiệm hCG để biết được tình trạng phôi thai. Lúc này nếu thai phát triển tốt, bác sĩ kiểm tra và đồng ý để chị em đi làm thì mới nên đi.
Lời khuyên dành cho chị em đó là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định đi làm. Bởi chỉ cần sai sót trong quá trình làm việc cũng sẽ khiến cho việc chuyển phôi thất bại. Lúc này chị em sẽ phải chuyển lại phôi khác sẽ mất thời gian và tiền bạc.
II. Sau chuyển phôi có nên đi làm hay không?
Sau chuyển phôi có nên đi làm hay không? Như đã chia sẻ ở trên, thời điểm sau chuyển phôi mẹ bầu nên nghỉ ngơi thay vì đi làm. Chỉ những trường hợp bắt buộc, công việc phù hợp với sức khỏe mới được đi.
Nếu công việc của người mẹ phải mang vác nặng nhọc, cần nhiều sức lực thì tuyệt đối không được đi làm. Công việc này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, thai nhi cũng sẽ khó làm tổ hơn. Nên việc thụ thai thành công rất khó xảy ra.
Còn nếu công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe của người mẹ, không ảnh hưởng đến việc phôi làm tổ. Việc đi làm cũng sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn, được vận động trong quá trình làm việc. Nhờ đó mà việc thụ thai sau chuyển phôi cũng sẽ thành công thì có thể đi làm.
III. Cần chú ý gì sau chuyển phôi mà bắt buộc phải đi làm
Như vậy, sau chuyển phôi bao lâu thì đi làm được phải có sự kiểm tra và đồng ý của bác sĩ. Nếu trường hợp bắt buộc phải đi làm, mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề sau để không ảnh hưởng đến việc làm tổ của phôi.
1. Thời gian làm việc
Về thời gian làm việc, mẹ bầu cũng chỉ nên làm trong giờ hành chính, có chế độ nghỉ trưa. Tuyệt đối không làm việc chia theo ca, đặc biệt là trực ca tối. Việc ngủ không đủ giờ, không đúng giấc sẽ khiến cho sức khỏe người mẹ không đảm bảo và ảnh hưởng đến việc thụ thai.
2. Phương tiện di chuyển
Nếu đi làm, chị em không nên đi bằng xe đạp, xe máy. Thay vào đó, nên đi bằng taxi hoặc ô tô để đảm bảo an toàn. Lưu ý, khi di chuyển nên tránh những đoạn đường xóc để tránh ảnh hưởng xấu đến phôi thai.
🌠🌠🌠 BẠN NÊN BIẾT: Chỉ số Beta hCG sau 14 ngày làm IVF cao quá có sao không?
3. Hoạt động công việc
Nếu bạn làm việc trong môi trường văn phòng thì có thể đi làm sau chuyển phôi. Còn những công việc phải dùng sức, dùng lực nhiều tuyệt đối không nên làm. Làm việc quá sức khiến mẹ bầu mệt mỏi, không đảm bảo cho việc thụ thai.
4. Thực phẩm bổ sung
Sau chuyển phôi chị em buộc phải đi làm thì càng phải chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Để đảm bảo năng lượng cho việc đi làm và quá trình thụ thai, chị em cần bổ sung những thực phẩm sau.
- Thịt gia cầm: Chứa hàm lượng protein, vitamin B3, ít chất béo.
- Cá: Đặc biệt là cá hồi giàu omega 3 rất tốt cho việc lưu thông máu, điều hòa hormone nội tiết.
- Các loại hạt: Chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho buồng trứng.
- Các loại đậu: Cũng là nguồn thực phẩm tốt cho buồng trứng của nữ giới.
- Rau xanh: Chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất cần thiết cho nữ giới sau chuyển phôi.
- Trái cây: Dinh dưỡng trong các loại trái cây cũng tương tự như ở rau xanh. Chị em không nên bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng sau chuyển phôi.
Trên đây là thông tin giải đáp sau chuyển phôi bao lâu thì đi làm được? Điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người phụ nữ. Tốt nhất, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để việc đi làm không ảnh hưởng đến kết quả thụ thai.
Việc đi làm chắc chắn sẽ khiến chị em cần phải chú ý nhiều hơn. Mọi sơ suất trong quá trình làm việc có thể khiến cho quá trình thụ thai thất bại. Do đó, nếu được hãy nghỉ ngơi theo chỉ định của bác sĩ để việc thụ thai diễn ra thuận lợi nhất.
Bài viết liên quan
Bơm IUI thất bại mấy lần thì nên chuyển sang IVF?
Bơm IUI hay thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th10
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9