Ống dẫn trứng được xem là “cầu nối” giữa buồng tử cung và buồng trứng. Đây là nơi tinh trùng và noãn sẽ gặp nhau, thụ tinh tạo thành phôi. Nhờ ống dẫn trứng, phôi sẽ di chuyển thuận lợi về tử cung làm tổ và phát triển thành thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng viêm ống dẫn trứng gặp khá nhiều ở chị em trong độ tuổi sinh sản. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng viêm ống dẫn trứng? Viêm ống dẫn trứng nguy hiểm như thế nào?
❌Ngày 07/07/2023: Trisomy 21 là gì?
❌Ngày 07/07/2023: Tụ dịch màng nuôi nên làm gì?
❌Ngày 06/07/2023: Tại sao khi chuyển phôi cần nhịn tiểu?
❌Ngày 04/07/2023: Trisomy 13 là gì?
❌Ngày 31/05/2023: Dự trữ buồng trứng thấp có nguy hiểm không?
❌Ngày 03/11/2023: Sự làm tổ của phôi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng viêm ống dẫn trứng?
Ống dẫn trứng (hay còn gọi là vòi trứng) được bắt nguồn từ đáy tử cung. Một cơ quan sinh dục bình thường ở nữ giới sẽ có 2 ống dẫn trứng. Óng dẫn trứng rỗng và thông đến buồng tử cung. Phần cuối cùng của ống dẫn trứng là những tua nhỏ nằm ngay sát buồng trứng có chức năng chính là đỡ trứng chín rụng. Đây cũng là nơi tinh trùng và trứng thụ tinh sau đó di chuyển về tử cung để làm tổ và phát triển.
Chức năng của ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng có hai chức năng quan trọng là:
- Đường di chuyển của trứng và tinh trùng.
- Nơi tinh trùng gặp trứng và diễn ra quá trình thụ tinh.
Viêm ống dẫn trứng là gì?
Viêm ống dẫn trứng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong vòi trứng do sự tác động của vi khuẩn và một số tác nhân có hại khác. Bệnh thường xuất hiện khi nhiễm trùng từ âm đạo và cổ tử cung lan sang và ảnh hưởng sâu đến ống dẫn trứng hoặc do lạc nội mạc tử cung.
- Cấp tính: Tình trạng bệnh bùng phát đột ngột, mức độ bệnh còn nhẹ. Biểu hiện hành kinh không đều, khí hư ra nhiều và có màu ngả vàng, gây ngứa vùng âm đạo,
- Mãn tính: Là tình trạng viêm ống dẫn trứng kéo dài gây ra mủ trắng. Phá hoại các mô trong vòi trứng. Dạng này là bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn, dễ gây tắc nghẽn 1 hoặc 2 bên ống dẫn trứng. Nếu không có phác đồ điều trị viêm vòi trứng hợp lý có thể gây ra biến chứng gây vô sinh hoặc khó có con, khó giữ con khi mang thai hoặc khó sinh. Người bệnh có cảm giác bị đau vùng chậu, đau mỏi vùng lưng nhiều ngày, kinh nguyệt không đều…
Tuy nhiên, cũng có những chị em không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Có chị em chỉ thỉnh thoảng cảm thấy khó chịu phần bụng dưới và đến khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã nặng và cần điều trị gấp.
Nguyên nhân nào dẫn tới viêm ống dẫn trứng?
- Viêm nhiễm qua đường sinh dục do Chlamydia hoặc các loại vi khuẩn lậu;
- Do quan hệ tình dục không an toàn. Đây là lúc mà các loại vi khuẩn, nấm có hại dễ dàng xâm nhập vào sâu âm đạo. Đặc biệt khi quan hệ với tình bị mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Do vệ sinh kém, nhất là vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm âm đạo hay cổ tử cung. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng lên vòi trứng gây tắc nghẽn vòi trứng.
-
Các quá trình như đặt dụng cụ tử cung, phá thai, cắt polype lòng tử cung cũng có thể là nguyên nhân
-
Viêm ống dẫn trứng có thể xảy ra sau khi sinh hoặc sẩy thai do nhiễm trùng…
Viêm ống dẫn trứng nguy hiểm như thế nào?
Nếu không điều trị, viêm ống dẫn trứng có thể gây ra những biến chứng như:
- Viêm nhiễm cơ quan lân cận như buồng trứng hoặc tử cung.
- Áp xe phần phụ. Khoảng 15% phụ nữ viêm ống dẫn trứng phát triển thành áp xe phần phụ. Nếu không điều trị kịp thời và đúng mức sẽ dẫn đến viêm phúc mạc chậu, viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng huyết và thậm chí tử vong.
- Thai ngoài tử cung: một ống dẫn trứng bị chặn ngăn chặn trứng đã được thụ tinh xâm nhập vào tử cung. Các phôi sau đó bắt đầu phát triển trong không gian hạn chế của ống dẫn trứng. Các nguy cơ mang thai ngoài tử cung cho một người phụ nữ với salpingitis trước hoặc hình thức khác của bệnh viêm vùng chậu (PID) là khoảng một trong 20.
- Vô sinh. Hậu quả thường gặp nhất của bệnh viêm ống dẫn trứng là dẫn đến tắc nghẽn ống dẫn trứng hoặc ứ dịch làm mất chức năng của ống dẫn trứng, khiến cho tinh trùng không thể đi qua để đến gặp trứng, khiến việc thụ thai gặp khó khăn. Sau khi một đợt viêm ống dẫn trứng, nguy cơ vô sinh là khoảng 15 %. Nguy cơ này tăng lên đến 50% nếu viêm ống dẫn trứng lặp lại ba lần.
Cách phòng ngừa viêm ống dẫn trứng
Cách phòng tránh bệnh viêm ống dẫn trứng cấp tính hết sức đơn giản. Chị em nên chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, nhất là trong những ngày có kinh.
Nếu các bạn không muốn có em bé, phải tham khảo kĩ các phương pháp tránh thai an toàn hiện nay, tránh việc mang thai ngoài ý muốn. Việc nạo hút thai không an toàn có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của các bạn nữ.
Có cuộc sống lành mạnh, tránh quan hệ tình dục bừa bãi. Giữ vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.
Nên khám sức khỏe và khám phụ khoa định kỳ. Khi có biểu hiện như đau bụng dưới, đau lung, khí hư âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, tiểu gắt, giao hợp đau,.. cần khám ngay.
Bài viết liên quan
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11