Vòi trứng thông hạn chế được biết đến là một trong những thủ phạm khiến cho chị em khó có thai. Nắm rõ những thông tin về dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh. Sẽ giúp chị em có biện pháp phòng tránh sớm và điều trị kịp thời ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ.
I. Vòi trứng thông hạn chế là gì?
Vòi trứng thông hạn chế được hiểu là vòi trứng bị chít hẹp vì nguyên nhân nào đó. Theo thống kê, bệnh lý phụ khoa này xuất hiện chủ yếu ở những nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Vòi trứng lưu thông hạn chế khiến cho quá trình thụ thai gặp khó khăn. Chính vì thế, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nữ giới khó có thai cần phải cảnh giác.
II. Nguyên nhân dẫn đến vòi trứng thông hạn chế
Nguyên nhân dẫn đến vòi trứng thông hạn chế chủ yếu là do thói quen vệ sinh, đời sống chăn gối của chị em gây ra. Ngoài ra, một số ít trường hợp mắc bệnh là do bẩm sinh. Tức là sinh ra vòi trứng đã gặp phải bất thường này.
-
Bẩm sinh
Nguyên nhân vòi trứng thông hạn chế đầu tiên chúng tôi muốn nói đến chính là do bẩm sinh. Nhiều bé gái sinh ra vòi trứng đã gặp bất thường mà không phải do tác động từ bên ngoài. Thực tế nguyên nhân bẩm sinh chiếm rất ít trong số các trường hợp mắc bệnh.
-
Mắc bệnh viêm nhiễm
Hai vòi trứng thông hạn chế chủ yếu là do biến chứng từ những bệnh viêm nhiễm vùng kín gây ra.
Có rất nhiều chị em chủ quan với các bệnh viêm vùng kín. Việc chủ quan không chữa trị tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Hệ quả là khiến cho hai vòi trứng không được lưu thông, đối mặt với nguy cơ vô sinh.
-
Biến chứng do thủ thuật ngoại khoa
Ghi nhận tại Viện Mô phôi có rất nhiều trường hợp vòi trứng thông hạn chế là do biến chứng của thủ thuật ngoại khoa.
Các trường hợp này trước đó tìm đến những địa chỉ không uy tín để làm một số thủ thuật ngoại khoa (đặc biệt là phá thai). Khiến cho bản thân đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Trong đó, vòi trứng cũng bị ảnh hưởng gây chít hẹp, hệ quả là vô sinh – hiếm muộn.
-
QHTD không an toàn
Giao hợp không an toàn được biết đến là một trong những con đường lây lan của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nhiều chị em giao hợp không sử dụng biện pháp bảo vệ khiến vùng kín lây nhiễm bệnh từ bạn tình. Những tác nhân gây bệnh này khi xâm nhập vào vùng kín sẽ tấn công vào bên trong và gây tắc vòi trứng.
III. Dấu hiệu nhận biết vòi trứng thông hạn chế
Dấu hiệu vòi trứng thông hạn chế có sự tương đồng với nhiều bệnh phụ khoa khác. Đây cũng chính là lý do khiến cho các chị em chủ quan không điều trị sớm. Chỉ đến khi sức khỏe sinh sản bị ảnh hưởng, khó có con mới tìm đến bác sĩ để tìm nguyên nhân.
Để nhận biết tình trạng vòi trứng phải thông hạn chế, chị em có thể dựa vào những triệu chứng bất thường dưới đây.
-
Chu kỳ kinh bất thường
Những bất thường ở vòi trứng có liên quan mật thiết đến chu kỳ nguyệt san của chị em. Khi vòi trứng bị chít hẹp, quá trình rụng trứng sẽ bị ảnh hưởng. Kéo theo đó chu kỳ kinh của chị em sẽ diễn ra không đều đặn, rất khó xác định chính xác được ngày rụng trứng.
Không chỉ kinh nguyệt diễn ra không đều, trong ngày hành kinh chị em sẽ thấy máu kinh vón cục.
-
Đau tức bụng dưới
Trong 1 chu kỳ hành kinh, sẽ có 1 – 2 lần chị em sẽ thấy bị đau bụng dưới. Đó là khi rụng trứng hoặc trong ngày đèn đỏ. Song mức độ đau chỉ diễn ra ở mức bình thường, sau đó sẽ thuyên giảm và hết.
Còn khi vòi trứng thông hạn chế, chị em sẽ thấy tình trạng đau tức diễn ra nghiêm trọng hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm. Kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi…
-
Thời gian dài không có thai
Không có thai là một trong những triệu chứng muộn của bệnh lý này. Thực tế có rất nhiều chị em chỉ đến khi gặp dấu hiệu này mới tá hỏa đi kiểm tra và điều trị.
Tuy nhiên, lúc này tình trạng chít hẹp diễn ra nghiêm trọng, viêm nhiễm nặng, thậm chí xuất hiện sẹo xơ. Trong trường hợp này buộc phải can thiệp ngoại khoa để chữa trị, chi phí điều trị tốn kém.
-
Dịch âm đạo xuất hiện nhiều
Vùng kín xuất hiện nhiều dịch nhầy cũng là dấu hiệu của bệnh khi chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. “Cô bé” không chỉ tiết nhiều dịch mà còn có màu hôi có màu bất thường. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của chị em.
VI. Vòi trứng thông hạn chế có làm IUI được không?
Nhiều trường hợp vòi trứng thông hạn chế gặp khó khăn trong việc mang thai và cần đến sự hỗ trợ của các biện pháp hỗ trợ. Vậy vòi trứng thông hạn chế có làm IUI được không? Câu trả lời là còn tùy thuộc vào tình trạng chít hẹp vòi trứng.
Cụ thể, nếu chị em chỉ bị tắc một bên vòi trứng, một bên còn lại của vòi trứng vẫn hoạt động bình thường thì có thể áp dụng biện pháp IUI. Ngoài ra, độ tuổi của người nữ cũng quyết định chít hẹp vòi trứng có làm IUI được không. Bởi sau 35 tuổi, tỷ lệ làm IUI sẽ giảm đáng kể so với trước đó.
Còn nếu cả hai vòi trứng bị chít hẹp, IUI trong trường hợp này sẽ không hiệu quả. Thay vào đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em phương pháp IVF.
Như vậy, để biết vòi trứng thông hạn chế có làm IUI được không. Chị em cần phải đi kiểm tra để bác sĩ đánh giá tình trạng chít hẹp vòi trứng. Nếu đảm bảo đủ điều kiện cần, chị em sẽ được tiến hành làm IUI để thụ thai.
VI. Cách chữa vòi trứng thông hạn chế
Để đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ thăm khám để đánh giá mức độ bệnh. Với bệnh lý này, có 2 phương pháp được sử dụng để điều trị. Bao gồm phương pháp dùng thuốc hoặc can thiệp bằng biện pháp ngoại khoa.
- Sử dụng thuốc Tây y: Dùng thuốc sẽ được chỉ định nếu như bệnh ở giai đoạn đầu, chưa có nhiều biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ kê đơn một số thuốc kháng sinh để cải thiện viêm nhiễm. Khi viêm nhiễm được điều trị tình trạng chít hẹp sẽ được loại bỏ.
- Biện pháp ngoại khoa: Áp dụng cho những trường hợp chít hẹp ở giai đoạn nặng, dùng thuốc không có hiệu quả. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh kỹ thuật ngoại khoa hiệu quả và an toàn nhất.
Lưu ý: Để điều trị chít hẹp vòi trứng hiệu quả, chị em nên tìm đến những địa chỉ uy tín. Tuyệt đối không tìm đến những phòng khám tư nhân hoạt động chui, bác sĩ tay nghề non kém.
VII. Biện pháp phòng tránh vòi trứng thông hạn chế
Qua những thông tin trên có thể thấy vòi trứng bị chít hẹp chủ yếu là do ảnh hưởng từ chính thói quen hàng ngày của chị em. Chính vì thế, chị em có thể phòng tránh bệnh lý này bằng cách áp dụng các biện pháp dưới đây.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách, sạch sẽ mỗi ngày sẽ giúp phòng tránh được các bệnh phụ khoa hiệu quả. Đặc biệt, trong những ngày “rụng dâu” hay trước và sau khi “ân ái” cần phải vệ sinh vùng kín.
- Có đời sống chăn gối lành mạnh, chung thủy, nên dùng biện pháp bảo vệ khi “hành sự”.
- Hình thành thói quen tập thể dục, nghỉ ngơi điều độ, ăn uống lành mạnh.
- Ngay khi thấy vùng kín có triệu chứng bất thường cần phải đi kiểm tra ngay. Hoặc chủ động khám vùng kín định kỳ để phát hiện sớm các bệnh ở vùng kín.
Bài viết trên đây đã có những thông tin hữu ích xung quanh tình trạng vòi trứng thông hạn chế. Bệnh lý này khiến chị em đối mặt với nhiều biến chứng trong đó phải kể đến biến chứng vô sinh. Chị em cần phải có biện pháp phòng tránh hoặc điều trị sớm ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ.
Bài viết liên quan
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Từ khi ra đời, phương pháp IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới ...
Th9